25 doanh nghiệp FDI tham gia hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ năm 2019 (HQ Online) - Ngày 11/9,ểnkhaicácchínhsáchvềcôngnghiệphỗtrợcònkhókhăkq ltd bd hom nay Sở Công Thương TPHCM đã tổ chức lễ khai mạc Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ ... |
Phải hình thành những trung tâm nghiên cứu phát triển cho công nghiệp hỗ trợ (HQ Online)- Trao đổi mới đây về vấn đề phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương ... |
DN CNHT giới thiệu sản phẩm tại Hội nghị tìm kiếm nhà cung cấp CNHT tổ chức ngày 11/9 tại TPHCM. Ảnh; Nguyễn Huế |
Theo ông Ngô Khải Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, mặc dù đã có nhiều chính sách để phát triển CNHT như Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 và Quyết định 68/QĐ/-TTg ngày 18/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ nhưng việc triển khai các chính sách này còn tương đối khó khăn. Cho đến nay mới chỉ có một số ít địa phương triển khai thực hiện nhưng cũng chỉ mới ở mức ban hành quy chế chứ chưa có hoạt động cụ thể nào để thúc đẩy sự phát triển CNHT tại các địa phương.
Điển hình, mặc dù các chính sách ưu đãi về CNHT đã được quy định rất rõ tại các danh mục sản phẩm CNHT trong Nghị định 111/2015/NĐ-CP. Theo đó, tại địa phương, cơ quan được giao nhiệm vụ tiếp nhận và xác nhận ưu đãi là cơ quan quản lý nhà nước do UBND cấp tỉnh giao theo quy định tại Điều 15 của Nghị định. Bên cạnh đó trình tự thủ tục xác nhận ưu đãi và hậu kiểm ưu đãi cũng đã có quy định chi tiết tại Thông tư 55/2015/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban ngành ngày 30/12/2015.
Tuy nhiên, trên thực tế theo dõi thời gian qua cho thấy việc xác nhận ưu đãi đối với các DN trong ngành CNHT tại các địa phương còn rất hạn chế. Rất ít các địa phương thực hiện xác nhận ưu đãi. Hiện nay mới có một số tỉnh như Hà Nam, Quảng Nam... còn lại chủ yếu các DN tập trung gửi hồ sơ về Cục Công nghiệp của Bộ Công Thương để xác nhận ưu đãi. Trong khi tại địa phương nơi đặt cơ sở sản xuất của DN thì chưa có sự hỗ trợ về xác nhận ưu đãi, thủ tục ưu đãi cho DN theo quy định của Nghị định 111/2015/NĐ-CP. Như vậy vai trò của các cơ quan quản lý địa phương đối với DN trên địa bàn còn chưa rõ.
Theo ông Ngô Khải Hoàn, việc xác nhận ưu đãi rất cần thiết. Hiện nay nhiều DN không biết chương trình ưu đãi mà mình được hưởng để đề xuất hưởng ưu đãi, nhiều địa phương cũng chưa nắm được, chưa triển khai được các quy định chính sách của nhà nước hỗ trợ ưu đãi cho DN trong lĩnh vực CNHT. Vì vậy, trong thời gian tới các cơ quan quản lý cần trao đổi, phối hợp phổ biến về việc tiếp nhận và xác nhận ưu đãi cho các DN trong ngành CNHT trên địa bàn các tỉnh
“Trong thời gian qua, Cục Công nghiệp đã triển khai Quyết định 68/QĐ-TTg của Chính phủ, sử dụng ngân sách để thực hiện hàng loạt các hoạt động hỗ trợ sự phát triển của CNHT trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Qua thực tế triển khai nhận thấy tại khu vực phía Nam công tác phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp, tư vấn thúc đẩy CNHT còn chưa thực sự sâu sát”, ông Hoàn cho biết.
Liên quan đến các vấn đề nêu trên, đại diện Sở Công Thương tỉnh An Giang cho biết, hiện địa phương đang thực hiện các bước để triển khai các chính sách phát triển CNHT theo quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP và Quyết định 68/QĐ-TTg, tuy nhiên việc tiếp cận các chính sách này còn gặp khó khăn do nhiều quy định còn chưa rõ ràng. Cụ thể, tỉnh An Giang đã tiếp cận được các chương trình hỗ trợ máy móc tiên tiến cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và bước đầu đã phát huy được hiệu quả trong đổi mới công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, một số quy định về hỗ trợ về đổi mới thiết bị chuyển giao công nghệ chưa còn chưa rõ ràng, đề nghị cần làm rõ để địa phương có cơ sở đề xuất hỗ trợ kinh phí cho các dự án. Hiện nay do nguồn kinh phí của địa phương rất hạn hẹp nên nên nếu có thêm các dự án được hỗ trợ kinh phí từ Trung ương thì sẽ thuận lợi hơn cho DN.
Liên quan đến việc xác nhận ưu đãi cho các DN CNHT, đại diện Sở Công Thương An Giang cho biết, do chưa nắm được lợi ích của việc đánh giá xác nhận ưu đãi nên các DN chưa mặn mà, đề nghị làm rõ mục đích của việc đánh giá DN hưởng ưu đãi để cơ quan quản lý và các DN địa phương nắm rõ mới có thể triển khai hiệu quả các chính sách này.
Cũng liên quan đến việc triển khai các chính sách phát triển CNHT, đại diện Sở Công Thương TPHCM cho biết, các DN TPHCM đã được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của thành phố về đào tạo, kết nối cung cầu, xúc tiến, kích cầu đầu tư tuy nhiên các chương trình hỗ trợ của Trung ương thì chưa tiếp cận nhiều. Theo ý kiến của đại diện Sở Công Thương TPHCM, để triển khai hiệu quả các chính sách phát triển CNHT cần cụ thể thiết thực.
Điển hình như các DN CNHT TPHCM đang gặp khó khăn về quỹ đất do DN nhỏ và vừa khó tiếp cận các quỹ đấ lớn theo các quy hoạch tại các khu công nghiệp tập trung. Do vậy cần có chính sách từ Trung ương về quỹ đất phù hợp với các DN CNHT, các quy định hỗ trợ về đất đai cũng cần cụ thể tránh chung chung thì DN mới có thể thụ hưởng được. Tương tự các chính sách ưu đãi về thuế cũng cần có chính sách riêng cho DN CNHT.
"Việc tiếp cận các DN đầu cuối để tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN CNHT cũng đang gặp nhiều khó khăn do sản lượng tiêu thụ của các DN FDI còn hạn chế dẫn đến số lượng hàng bán ra ít, không cạnh tranh được về giá do vậy cần có các giải pháp định hướng đầu tư để hỗ trợ các DN tham gia vào chuỗi cung ứng của các DN FDI mới có thể tận dụng được lợi thế của hoạt động đầu tư nước ngoài..., đại diện Sở Công Thương TPHCM nhấn mạnh