【bxh giải hạng nhất】3 thách thức lớn của khu vực châu Á
Đông Nam Á - "mảnh đất màu mỡ" của các doanh nghiệp châu Âu | |
NATO tăng cường hợp tác với các đối tác ở châu Á-Thái Bình Dương | |
22 cơ quan Hải quan ở châu Á- Thái Bình Dương tiếp tục thực hiện Chiến dịch Con rồng Mê Kông |
Một cảng hàng hóa tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. |
Ông Maude cho rằng những thách thức mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt năm 2022 sẽ không mất đi, và đây là những xu hướng sẽ tồn tại trong một thời gian dài, khi khu vực này đang ở trong một kỷ nguyên mới.
Theo ông, thách thức thứ nhất là việc quản lý phục hồi kinh tế sẽ là một vấn đề lớn đối với tất cả các nước trong khu vực. Châu Á, bao gồm cả Đông Nam Á, có các quốc gia thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và cần phải tiếp tục cải cách kinh tế, thực hiện các biện pháp nâng cao năng suất, giáo dục và kỹ năng cho người dân.
Thách thức thứ hai là quản lý sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm thúc đẩy hai quốc gia này cạnh tranh một cách có trách nhiệm để duy trì hòa bình trong khu vực.
Thách thức thứ ba trong năm 2023 là biến đổi khí hậu và môi trường, chuyển đổi sang năng lượng sạch. Giống như Australia, nền kinh tế ở châu Á vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, chuyển đổi sang năng lượng sạch trong tương lai là một quá trình rất khó khăn, tốn kém, khó thực hiện trong khi vừa duy trì tăng trưởng kinh tế, vừa thúc đẩy bình đẳng. Vì vậy, đó là một thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực, đó cũng là thách thức đối với các đối tác của châu Á- Thái Bình Dương trong việc thúc đẩy công nghệ cần thiết và nguồn tài chính để có thể hỗ trợ quá trình chuyển đổi.
Ông Maude cho rằng trong bối cảnh khu vực và thế giới đang ở trong thời điểm bất ổn, thay đổi và bấp bênh, Chính phủ các nước trong khu vực sẽ cần phải linh hoạt trong việc phản ứng trước bối cảnh mới, có thể xem xét như những thách thức đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, những nỗ lực của các Chính phủ nhằm tăng lãi suất và thắt chặt chính sách tài khóa để giảm lạm phát sẽ tiềm ẩn những rủi ro. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), việc lạm dụng những biện pháp như vậy có thể gây ra suy thoái ở một số nền kinh tế lớn, bao gồm cả Mỹ, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt là xuất khẩu của các quốc gia ở khu vực châu Á.