Quý 3,ựclượngQuảnlýthịtrườngphốihợpxửlýnhiềuvụviệclớnphứctạnhận định brentford lực lượng Quản lý thị trường xử lý hơn 12.600 vụ vi phạm | |
Lực lượng Quản lý thị trường xử phạt trên 11 tỷ đồng trong 1 tháng | |
Từ 3/7, lực lượng Quản lý thị trường thay trang phục mới | |
Cấm chặt đào rừng chơi tết -cần vào cuộc của Công an, Quản lý thị trường |
Vụ kho hàng chứa 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh do lực lượng QLTT phối hợp triệt phá trong tháng 8/2021. |
Kết quả trên vừa được công bố tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tổng cục QLTT.
Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong cao điểm dịch bệnh.
Theo báo cáo của Tổng cục QLTT, năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trong và sau dịch bệnh diễn biến phức tạp. Lực lượng QLTT đã tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong việc chia sẻ thông tin, xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Trong đó, nhiều vụ việc lớn, phức tạp đã được lực lượng QLTT và lực lượng Công an phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm.
Điển hình như vụ triệt phá kho hàng 13.726 cái túi xách, ví các loại có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của Hermes, Gucci, LV, Dior tại Nam Định; kiểm tra, xử lý 8 kho hàng, cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Hà Nội, Hưng Yên, tạm giữ khoảng 40 tấn hàng.
Vụ tạm giữ trên 4 triệu sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo, trị giá trên 17 tỷ đồng tại Bắc Ninh; vụ việc 21 bãi than có dấu hiệu vi phạm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ, cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng để điều tra…
Bên cạnh công tác chuyên môn nghiệp vụ, năm 2021, lực lượng cũng đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng lực lượng QLTT chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong bối cảnh mới.
Đến nay, 100% công chức QLTT được trang bị máy tính; 100% máy tính của các đơn vị kết nối Internet đường truyền tốc độ cao, 100% cơ quan thực hiện tốt việc tiếp nhận và xử lý văn bản đi, văn bản đến trên phần mềm eDMS và kết nối liên thông với trục liên thông văn bản quốc gia…
Đặc biệt, việc triển khai Hệ thống xử lý vi phạm hành chính INS sẽ làm thay đổi căn bản công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm hành chính.
Năm 2022, để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, trước hết, lực lượng QLTT tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của lực lượng QLTT, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng trong năm mới.
Ngoài ra, lực lượng cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra công vụ đột xuất đối với công chức, từng đơn vị trực thuộc Tổng cục QLTT; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa.
Đồng thời, xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể, triển khai kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính đối với hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, xuất xứ hàng hóa.
Đặc biệt là tăng cường kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý trong các dịp lễ, Tết hoặc dịch bệnh.
Về mặt hàng, chú trọng kiểm tra kiểm soát các lĩnh vực, mặt hàng thiết yếu tác động lớn đến kinh tế, xã hội, sản xuất trong nước và quyền lợi người tiêu dùng, tập trung một số mặt hàng trọng điểm: thuốc lá, rượu, thực phẩm, phân bón, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thực phẩm chức năng...