您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ】Nối dài tình yêu đờn ca tài tử

88Point2025-01-11 00:03:18【Cúp C2】9人已围观

简介Như tằm nhả tơTôi gặp ông vào một buổi h& lịch bóng đá thổ nhĩ kỳ

Như tằm nhả tơ

Tôi gặp ông vào một buổi họp mặt văn nghệ sĩ của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước. Qua xã giao vài câu chuyện phiếm,i tlịch bóng đá thổ nhĩ kỳ nghe giọng nói thôi đã biết ngay ông đích thị là người miền Tây. Từ ngoại hình tới phong thái, cử chỉ đều toát lên một con người điềm đạm, chân chất kiểu nông dân Nam Bộ. Nhưng ẩn sau sự mộc mạc ấy lại là tâm hồn của một nghệ sĩ, luôn cống hiến hết mình cho bộ môn đờn ca tài tử và cải lương của vùng đất phương Nam. 

Hoàng Mau là nghệ danh, còn tên khai sinh của ông là Đặng Văn Mau. Sinh ra trong gia đình có cha là liệt sĩ quân giải phóng, hoạt động lĩnh vực văn nghệ, lớn lên nơi vùng đất Bạc Liêu được mệnh danh là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử nên thời niên thiếu, ông được gia đình cho học môn đờn cổ (guitar phím lõm) với thầy Văn Ý ở tỉnh Bạc Liêu. Như tiếp nối duyên nghiệp truyền thống của gia đình, năm 1976, Hoàng Mau trở thành nhạc công của Đoàn văn công Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị, Quân khu 9. Năm 1980, Hoàng Mau được phân công về làm Trưởng đoàn Văn công huyện Vĩnh Lợi, đến năm 1982 đổi tên thành Đoàn cải lương “Hương lúa vàng”. Đây là thời kỳ vàng son của sân khấu cải lương trên khắp cả nước.

Nghệ nhân Hoàng Mau và 2 con trai Hoàng Thái, Hoàng Tấn cùng đam mê nghệ thuật đờn ca tài tử

Nghệ nhân Hoàng Mau nhớ lại, những năm 1977-1979, còn công tác tại Đoàn văn công Ban Tuyên huấn thường xuyên đi biểu diễn phục vụ các chiến sĩ biên giới Tây Nam đang chiến đấu với bọn Pol Pot - Ieng Sary (Campuchia). Đó là những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, vì tình cảm của các chiến sĩ dành cho đoàn là những dấu ấn sâu đậm, trở thành ký ức không thể quên…

Là người nắm bài bản môn đờn ca tài tử - cải lương nên trong quá trình công tác, nghệ nhân Hoàng Mau đích thân tìm kiếm những nhân tố trẻ từ các phong trào đờn ca. Ông nhận dạy miễn phí cho các em yêu thích bộ môn này, thời gian theo học từ 2-3 năm. Tính đến khi nghỉ công tác ở Đoàn cải lương “Hương lúa vàng” năm 1993, nghệ nhân Hoàng Mau đã truyền dạy cho hơn một trăm nghệ sĩ nắm chắc bài bản, ra nghề và tự tin bước lên sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp. Trong đó có nghệ sĩ Võ Văn Nhơn (nghệ danh Hoàng Nhơn) đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, hiện công tác tại Khu di tích Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu. 

Vẫn thầm lặng “đưa đò”

Năm 1993, nghệ nhân Hoàng Mau nghỉ công tác theo chế độ ở Đoàn cải lương “Hương lúa vàng”, đưa gia đình lên lập nghiệp tại ấp Cây Điệp, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú. Vợ chồng ông tích góp sang nhượng được 5 ha rẫy, từ đây bắt đầu làm bạn với cây trái. Lúc rảnh rỗi, vợ chồng ông làm thêm để có thu nhập lo cho gia đình 8 người. Bận rộn với cuộc sống mưu sinh, nhưng tình yêu nghệ thuật đờn ca tài tử vẫn luôn cháy bỏng trong ông. 

Để thỏa niềm đam mê, đồng thời lan tỏa cái hay, cái đẹp của loại hình nghệ thuật này, ông ấp ủ và từng bước gầy dựng phong trào đờn ca trên quê hương Bình Phước. Năm 2002, khi kinh tế gia đình đã ổn định, được sự khuyến khích của lãnh đạo xã Tân Phước, ông đứng ra quy tụ nhiều nhân tố để thành lập Câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử xã Tân Phước. Trong quá trình hoạt động, CLB đã đóng góp tích cực cho phong trào văn nghệ tại địa phương và đạt nhiều giải thưởng qua các đợt tham gia liên hoan đờn ca tài tử trong và ngoài tỉnh. Năm 2008, CLB Đờn ca tài tử xã Tân Phước chuyển thành CLB Đờn ca tài tử trực thuộc Trung tâm Văn hóa tỉnh Bình Phước, ông được tín nhiệm làm Phó Chủ nhiệm. Năm 2018, CLB bộ tiếp tục được nâng cấp lên Chi hội Đờn ca tài tử trực thuộc Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước. Nghệ nhân Hoàng Mau được bầu làm Chi hội trưởng cho đến nay.

Bộ môn đờn ca tài tử - cải lương là hồn cốt mang tinh thần dân tộc rất to lớn. Riêng bộ môn đờn ca tài tử đã được tổ chức UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, nên mình càng phải có trách nhiệm gìn giữ, phát huy hơn nữa, để xứng đáng với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Cho dù nhịp sống có hiện đại đến mấy, nhưng những gì thuộc về văn hóa dân tộc sẽ mãi trường tồn, góp phần khẳng định vai trò “soi đường cho quốc dân đi” như lời Bác Hồ đã dạy.

Nghệ nhân HOÀNG MAU, Chi hội trưởng Chi hội Đờn ca tài tử


Từ khi lên lập nghiệp tại quê hương Bình Phước, nghệ nhân Hoàng Mau vẫn tiếp tục duy trì công việc đầy tâm huyết của mình: thầm lặng “đưa đò” miễn phí cho những ai yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống. Riêng tại Bình Phước và khu vực miền Đông Nam Bộ, nghệ nhân Hoàng Mau đã truyền dạy cho hơn hai trăm học viên theo học đờn ca tài tử và cải lương. 3 người con trai của ông là Hoàng Tấn, Hoàng Lợi và Hoàng Thái cũng nối nghiệp cha, đang sinh hoạt trong Chi hội Đờn ca tài tử, có thể chơi được 5 loại nhạc cụ dân tộc. 

Không chỉ vui khi có thêm nhiều người theo học, ông sẵn sàng chi kinh phí hỗ trợ những hoạt động, phong trào, vì quỹ của chi hội còn hạn hẹp. Với những cống hiến hết mình cho phong trào văn nghệ của địa phương, nghệ nhân Hoàng Mau đã được Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam” năm 2020; được Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước đề xuất xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú trong năm 2023.

很赞哦!(8849)