【kèo vòng loại euro】Thúc đẩy thanh toán và thu thuế điện tử

thuc day thanh toan va thu thue dien tu

Các chuyên gia tham dự thảo luận về các vấn đề trong thanh toán điện tử. Ảnh: H.Dịu

Phát biểu tại diễn đàn Thanh toán điện tử Việt Nam 2015 (VEPF 2015) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Báo điện tử VnExpress tổ chức ngày 16-12 Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết,úcđẩythanhtoánvàthuthuếđiệntửkèo vòng loại euro phát triển thương mại điện tử là một xu hướng tất yếu nên những chính sách và điều kiện của Việt Nam để phát triển thanh toán điện tử đã rất rõ ràng, thuận lợi.

Còn theo ông Sean Presron Giám đốc Visa khu vực Việt Nam- Lào- Campuchia cho biết, người Việt tiếp nhận công nghệ điện tử rất tốt. Do đó, tiềm năng của thương mại điện tử sẽ rất lớn và đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

Cũng về vấn đề này, theo ông Nguyễn Đại Trí, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế thì cơ quan này đã ký thỏa thuận phối hợp cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử với 43 ngân hàng. Đến nay, tổng số doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử qua cổng của Tổng cục Thuế đạt hơn 466.000 doanh nghiệp (đạt 90,7%). Trong đó, đăng ký nộp thuế điện tử thành công tại ngân hàng thương mại là 420.992 doanh nghiệp (đạt 81,91%). Tổng số tiền đã nộp vào ngân sách Nhà nước qua cổng thuế điện tử của Tổng cục Thuế từ đầu năm 2015 đến nay đạt hơn 104.000 tỷ đồng.

Thực tế lĩnh vực dịch vụ công điện tử đang được Ngân hàng và Bộ Tài chính đẩy mạnh, tuy nhiên theo ông Bùi Quang Tiên, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, NHNN thì số lượng giao dịch vẫn chưa như kỳ vọng. Nguyên nhân là do ngành thuế còn một số vấn đề cần tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn, ví dụ việc sử dụng chữ ký số tại nhiều nơi vẫn còn nhiều thủ tục.

Hơn nữa, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và nghỉ kinh doanh liên tục, nên cơ quan thuế phải thường xuyên vận động doanh nghiệp tham gia đăng ký và nộp thuế điện tử. Các doanh nghiệp chưa quen, chưa thật sự yên tâm hoặc chưa đáp ứng được điều kiện về cơ sở hạ tầng nên vẫn duy trì phương thức nộp thuế thủ công bằng tiền mặt.

Còn theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế, việc khai, nộp thuế điện tử chủ yếu mới dừng ở các doanh nghiệp. Trong khi đó, các đơn vị hành chính sự nghiệp, sự nghiệp có thu, trường học, bệnh viện và đặc biệt là hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh cá thể cùng hàng triệu người nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ... lại chưa thực sự quan tâm đến khai, nộp thuế điện tử.

Về những hạn chế của thanh toán điện tử, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết thêm, thanh toán điện tử mới chỉ tập trung ở các điểm mua sắm hiện đại, thành phố lớn. Trong khi đó bán lẻ truyền thống chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường nhưng rất nhiều nơi chưa có thanh toán điện tử. Hơn nữa, thói quen dùng tiền mặt để thanh toán cũng là cản trở, thách thức lớn.

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, đã diễn ra Lễ ký kết Thoả thuận ghi nhớ liên bộ về “Chương trình hành động thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm bán lẻ”, dưới sự chứng kiến của các đại diện NHNN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương cùng các bên liên quan.

Nhóm công tác diễn đàn VEPF 2015 đã đưa ra một số kiến nghị đối với các bộ, ngành nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử.

1. Bộ Tài chính cần ban hành chính sách khuyến khích và có lộ trình tiến tới yêu cầu thanh toán điện tử với các khoản thuế từ 1-1-2018. Bộ cũng cần nghiên cứu và đề xuất: chính sách ưu đãi thuế giá trị gia tăng cho hàng hoá và dịch vụ mua sắm trực tuyến, phần doanh thu ghi nhận từ thanh toán điện tử tại các điểm bán lẻ trong giai đoạn 2017-2019.

2. Bộ Công Thương cần ban hành chính sách khuyến khích và lộ trình phù hợp để các website thương mại điện tử kết nối với các cổng thanh toán được NHNN cấp phép và cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách mua hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, Bộ Công Thương nghiên cứu đưa ra quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ theo hướng sẵn sàng lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ và ký hợp đồng thanh toán thẻ với ngân hàng để hỗ trợ khách hàng mua sắm, chi tiêu bằng thẻ thanh toán.

3. NHNN cần xây dựng và ban hành các quy định, tiêu chuẩn thống nhất về thanh toán điện tử và tiền điện tử áp dụng chung cho các lĩnh vực kinh tế, nhằm tạo thuận lợi trong quá trình thanh toán điện tử của người dân và doanh nghiệp, trong đó có nộp thuế điện tử, thanh toán điện tử trong thương mại điện tử và tại các điểm bán lẻ. NHNN cũng cần có sự chỉ đạo các ngân hàng có chương trình khuyến khích, chính sách để ưu đãi thanh toán điện tử và hạn chế thanh toán tiền mặt.

4. Đẩy mạnh tiến tới đồng bộ, thông suốt việc kết nối cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính, hạ tầng thương mại điện tử của Bộ Công Thương với cổng thanh toán điện tử của NHNN để hỗ trợ phát triển dịch vụ nộp thuế điện tử và thương mại điện tử.

5. Bộ Công Thương và NHNN tăng cường phối hợp giám sát, áp dụng các chế tài mạnh hơn đối với việc thu phụ phí thanh toán thẻ tại các điểm bán lẻ.

6. Các bộ, ngành phải tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp về lợi ích và hiệu quả nộp thuế điện tử, thanh toán điện tử.