【bóng đá cúp quốc gia ý】Bộ Công Thương giữ vai trò quan trọng trong kết nối, tiêu thụ hàng Việt
Hội nghị kết nối cung - cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ hàng Việt "Thỏa thuận ưu tiên sử dụng hàng hóa,ộCôngThươnggiữvaitròquantrọngtrongkếtnốitiêuthụhàngViệbóng đá cúp quốc gia ý dịch vụ của nhau giúp xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam bền vững" |
"Tôi đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" - khẳng định trong buổi trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
2022 là năm thứ 13, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được triển khai. Việc hàng Việt ngày càng chiếm tỷ lệ cao tại các hệ thống siêu thị đã cho thấy hiệu quả và sự bền bỉ của Cuộc vận động. Từ cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, đồng chí có thể cho biết một số đánh giá khái quát kết quả nổi bật của Cuộc vận động thời gian qua?
Sau hơn 13 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", hàng Việt không chỉ được cải tiến vượt bậc về chất lượng và mẫu mã mà ngày càng chiếm ưu thế trong giỏ hàng của người tiêu dùng khi giá thành cạnh tranh so với hàng ngoại. Hiện nay, hàng Việt Nam có độ phủ lớn tại hệ thống phân phối nội địa, được người tiêu dùng trong nước tin tưởng. Bên cạnh chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá phù hợp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt đã biết khai thác yếu tố văn hóa dân tộc, đặc sản vùng miền để tiếp cận người tiêu dùng trong nước và quốc tế.Cuộc vận động đã góp phần hình thành hệ thống phân phối hàng Việt Nam rộng khắp cả nước, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trong nước, nhất là các mặt hàng nông sản; góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định nền kinh tế đất nước. Cuộc vận động đã được Ban Bí thư xác định là một trong những giải pháp cần thiết, quan trọng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là chủ trương đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng, an sinh xã hội và sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Thời gian qua, mặc dù việc mở cửa thị trường theo cam kết của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đang tham gia tăng mạnh, nhưng hàng Việt vẫn khẳng định được chỗ đứng và đang được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trên quầy kệ. Theo báo cáo thống kê của Bộ Công Thương, hàng Việt tại các hệ thống siêu thị trong nước luôn đạt ở tỷ lệ từ 90% trở lên. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm tỷ lệ từ 60% trở lên; tại các hệ thống siêu thị trong nước duy trì ở mức cao: Co.opmart (90 - 93%), Satra (90 - 95%), Vissan (95%), Vinmart (63% theo mã hàng)... Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao như hệ thống của Central Retail 90% và hệ thống của AEON Việt Nam 80%.
Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam là sự kiện thường niên của Bộ Công Thương, nhận được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng trên cả nước |
Đặc biệt, trong 2 năm qua, với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra, cùng với những xung đột kinh tế, chính trị của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng với tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường vốn có của dân tộc, con người Việt Nam, các doanh nghiệp Việt đã giúp sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam nâng tầm vị thế, khẳng định được giá trị và chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Năm 2022, Việt Nam vẫn duy trì và tiếp tục được nâng hạng trong Top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới. Cụ thể, nếu như năm 2019, Việt Nam được xếp hạng thứ 42; năm 2020 tăng 9 bậc lên vị trí thứ 33; năm 2021 duy trì vị trí thứ 33 và năm 2022 tăng hạng 1 bậc lên vị trí thứ 32. Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong Top 50 thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam; có mức tăng trưởng về giá trị là 36% (mức tăng trưởng của Singapore 22%, Indonesia 22%, Ấn Độ 16%, Malaysia 10%, Trung Quốc 6%, Nhật Bản 5% và Thái Lan 4%). Trong số doanh nghiệp có giá trị thương hiệu dẫn đầu có sự góp mặt của các doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam như: Viettel, TH True milk; Vinamilk, Vin Fast; MB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Hòa Phát, Vietnam Airlines...
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng đứt gãy, hàng Việt đã chứng minh vị thế khi vẫn lưu thông và tăng trưởng ổn định. Khi đại dịch được kiểm soát, hàng Việt Nam tiếp tục trở thành sự lựa chọn số 1 cho người tiêu dùng khi tốc độ tăng trưởng thị trường nội địa ở mức cao. Đồng chí có thể chia sẻ về những nỗ lực của các cơ quan chức năng (trong đó có Bộ Công Thương) và doanh nghiệp trong việc duy trì đà tăng trưởng của hàng Việt Nam thời gian qua?
Năm 2021, cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chuỗi cung ứng nhiều thời điểm bị đứt gãy. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Bộ Công Thương, đã nỗ lực triển khai các biện pháp đảm bảo nguồn cung, hỗ trợ lưu thông, phân phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã. Bộ Công Thương đã thực hiện tích cực vai trò định hướng thông tin để các doanh nghiệp tập trung phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trong điều kiện xuất khẩu gặp nhiều khó khăn… Đặc biệt, việc triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" bền bỉ, liên tục trong hơn 13 năm qua là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ và làm tăng cường thêm các mối liên kết này.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng nhẹ 0,15% so với năm 2020, trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm vẫn tăng trưởng 10,57% so với cùng kỳ năm 2020, do nhóm hàng thiết yếu hàng ngày của người dân, kể cả giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chuỗi hàng hóa Việt Nam được giữ vững, kể cả trong giai đoạn khó khăn do giãn cách kéo dài.
Đến năm 2022, khi nền kinh tế phục hồi, hàng Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng tốt. Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 11 tháng năm 2022 đã đạt 5.180,5 nghìn tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 ước đạt khoảng 5.639,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2021. Đây là mức tăng trưởng khá cao trong những năm gần đây.
Tôi đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành khác trong thời gian qua đã tổ chức những chương trình kết nối, tiêu thụ sản phẩm giữa nhà cung ứng địa phương với hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và các tổ chức xúc tiến thương mại theo vùng và nhóm sản phẩm tiềm năng. Nhiều sự kiện kết nối cung - cầu trực tiếp đã được tổ chức ngay sau khi đại dịch được kiểm soát để tăng cường kết nối và tiêu thụ hàng hóa. Cùng với đó là các chương trình xúc tiến thương mại kết hợp trên nền tảng trực tuyến để nhân rộng kết quả chương trình.
Bộ Công Thương đã lồng ghép hỗ trợ các địa phương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thị trường trong nước thông qua những chương trình thuộc Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030"; Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)…
Hiện nay, tình hình thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động xuất khẩu bắt đầu đối diện với khó khăn do gián đoạn đơn hàng. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã quay lại thị trường nội địa để tìm cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Đồng chí có lời khuyên gì về những giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam chinh phục tốt người tiêu dùng nội địa?
Thị trường nội địa với gần 100 triệu người được đánh giá là tiềm năng đối với tiêu thụ hàng hóa. Đây cũng là mảng thị trường hấp dẫn cho bất cứ doanh nghiệp nào, trong đó có doanh nghiệp nội địa.
Trong bối cảnh mới, khi nền kinh tế vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp vừa phải thích ứng với điều kiện mới, vừa cần phải xác định và lựa chọn những phân khúc riêng cho mình. Bên cạnh đó, chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước nhấn mạnh là rất chú trọng phát triển thị trường nội địa. Nhưng để phát triển thị trường nội địa, phải nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm để chinh phục thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tư hơn nữa cho thị trường nội địa để sản xuất ra các sản phẩm thật sự chất lượng, có sức cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng.
Tại Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2022 của Ban Bí thư cũng chỉ rõ, đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Không chỉ trong tiêu dùng cá nhân mà kể cả việc sử dụng nguyên vật liệu, mua sắm tài sản công cũng phải ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam nếu có chất lượng tương đương với hàng ngoại nhập. Điều này cũng khẳng định thêm rằng, dù ưu tiên dùng hàng Việt Nam song giai đoạn tới, hàng Việt Nam phải ngày càng khẳng định được chất lượng để chinh phục được thị trường Việt Nam. Tôi mong rằng, thời gian tới, các doanh nghiệp cần tiếp tục tham gia hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; triển khai Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai Cuộc vận động trong tình hình mới.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần tích cực triển khai nội dung của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động giai đoạn 2021 - 2025 như: Chương trình truyền thông; Chương trình nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam; tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu giữa nhà sản xuất và nhà phân phối Việt Nam, kết nối sử dụng hàng hóa dịch vụ của nhau giữa các doanh nghiệp. Tích cực, chủ động tham gia hưởng ứng phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam". Doanh nghiệp lớn đầu mối gắn kết, hỗ trợ với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ nông dân tạo ra hệ sinh thái cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam giúp người tiêu dùng nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam", "Tinh hoa hàng Việt Nam".
Chúng tôi cũng khuyến cáo doanh nghiệp nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa tại các chợ truyền thống. Đồng thời, đẩy nhanh số hóa ngành thương mại trong nước bằng cách kết hợp thương mại điện tử, công nghệ số để giúp tiết kiệm được hơn nữa chi phí logistics, giảm giá thành để người dân Việt Nam được tiếp cận hàng hóa tốt và có giá thành hợp lý.
Thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động sẽ triển khai những giải pháp nào để tăng cường hơn nữa hiệu quả, tạo động lực cho hàng Việt phát triển ở thị trường nội địa, thưa đồng chí?
Đồng chí Đỗ Văn Chiến trải nghiệm ứng dụng của EVN trong khuôn khổ Hội nghị các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" |
Hiện nay, hàng Việt vẫn đang được đánh giá cao và được các nhà phân phối, bán lẻ ưu tiên trong cơ cấu hàng hóa bày bán trong siêu thị. Tỷ lệ hàng Việt tại các hệ thống phân phối hiện đại được duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại mang lại, doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức khi hàng hóa của nhiều quốc gia sẽ tăng nhập khẩu vào Việt Nam nhờ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Hiện nay, trình độ phát triển của Việt Nam vẫn đang ở mức trung bình và thấp. Việc Việt Nam mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ đến từ các nước đối tác khiến thị trường trong nước không còn là khái niệm "sân nhà". Đặc biệt, đối với những nhóm ngành hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh chưa cao như nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản và một số ngành dịch vụ sẽ gặp không ít những thách thức.
Sản phẩm ôtô điện Made in Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ |
Do vậy, cùng với hỗ trợ của các cơ quan chức năng, trong thời gian tới, doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị nguồn lực, nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, học tập, áp dụng các mô hình thành công để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
Với vai trò là cơ quan Thường trực, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, theo tôi, để triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động trong thời gian tới, cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về Cuộc vận động; đặc biệt là Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới; Nghị quyết số 06/NQ-MTTW-ĐCT ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước.
Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu quy định các Hiệp định thương mại để có thể thực hiện tốt và vậndụng vào công việc sản xuất, kinh doanh. Chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức cạnh tranh, tạo chuỗi cung ứng thông qua thúc đẩy liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân, hộ sản xuất, từ đó, hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến và phân phối tới người tiêu dùng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh vị thế "sân nhà". Các doanh nghiệp cũng cần phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng nhau phát triển, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh; để có thể bước vào sân chơi mới với tâm thếtự tin, tiếp tục phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Hàng Việt ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng |
Thứ ba, tôi mong muốn các hiệp hội ngành nghề tăng cường kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt, nhằm tăng cường sức mạnh, tăng năng lực sản xuất để có thể đứng vững trong sân chơi lớn.
Thứ tư, phát huy trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc trong việc thực hiện phản biện xã hội để hoàn thiện các chính sách, nhằm tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp Việt hiện đang gặp phải, trong đó, ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ năm, thực hiện có hiệu quả Chương trình phối hợp số 09/CTrPH-MTTW-BCT ngày 9/12/2022 giữa Bộ Công Thương và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, có hình thức biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", lan tỏa năng lượng tích cực trong cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng; đồng thời động viên khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân ưu tiên dùng hàng Việt Nam để Cuộc vận động đạt kết quả tốt hơn nữa.
Trân trọng cảm ơn đồng chí!