88Point

Cuộc chiến giành thị phần giữa Mỹ và Nhật Bản: tương lai khó dự báo của ngà soi kèo real vs barca

【soi kèo real vs barca】Cuộc chiến giành thị phần giữa Mỹ và Nhật Bản: tương lai khó dự báo của ngành công nghiệp bán dẫn

Cuộc chiến giành thị phần giữa Mỹ và Nhật Bản: tương lai khó dự báo của ngành công nghiệp bán dẫn

Selina Nguyễn

Đơn vị bộ nhớ cũ của Toshiba là Kioxia Holdings mới đây tổ chức một cuộc họp với giám đốc điều hành ở Mỹ nhằm khởi động và thúc đẩy nhanh quá trình IPO. Tuy nhiên,ộcchiếngiànhthịphầngiữaMỹvàNhậtBảntươnglaikhódựbáocủangànhcôngnghiệpbándẫsoi kèo real vs barca mục đích này đã bị loại khỏi chương trình nghị sự.

Việc IPO của Kioxia đã được Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) phê duyệt vào năm 2020 nhưng kế hoạch này đã bị trật bánh do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Kể từ đó, công ty đã có thêm rất nhiều lựa chọn mới, bao gồm cả việc hợp nhất với Western Digital (WD).

Tuy nhiên, trong khi tạo ra mối ràng buộc Mỹ - Nhật ở lĩnh vực bán dẫn để đáp lại sự trỗi dậy của Trung Quốc, các đồng minh lại tỏ ra nhạy cảm với việc chuyển giao quá nhiều quyền kiểm soát đối với một ngành công nghiệp chủ chốt như vậy.

Chất bán dẫn là nền tảng của xã hội dữ liệu và cả hai quốc gia đều mong muốn thúc đẩy các ngành công nghiệp chip tương ứng. Thỏa thuận này được cho là một thử nghiệm về những gì liên minh Mỹ - Nhật Bản có thể đạt được trong những năm tới.

Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật ở Washington diễn ra vào ngày 16/4, chủ đề liên quan đến chất bán dẫn được lãnh đạo hai nước đặc biệt quan tâm.

"Chúng tôi sẽ hợp tác cùng nhau trên nhiều lĩnh vực, từ việc thúc đẩy mạng 5G, đến việc tăng cường hợp tác trên chuỗi cung ứng cho các lĩnh vực quan trọng như chất bán dẫn, thúc đẩy nghiên cứu chung trong lĩnh vực AI, điện toán lượng tử…", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong buổi họp báo chung.

Phía Mỹ đề xuất thành lập một quỹ chung với Nhật Bản và Liên minh châu Âu để phát triển các chất bán dẫn tiên tiến.

Lý do khiến Washington muốn hợp tác với Tokyo là để cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia đang càn quét thị trường to àn cầu trong lĩnh vực công nghệ cao. Thị phần của Mỹ trong sản xuất toàn cầu đã giảm từ 37% vào năm 1990 xuống còn 12% trong năm 2020. Điều này cho thấy nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung cấp thiết yếu là rất lớn.

Quốc hội Mỹ cũng đang xem xét một dự luật đầu tư hơn 50 tỷ USD vào việc tăng cường sản xuất chất bán dẫn, đồng thời thúc đẩy việc mua sắm chip nhớ từ các quốc gia đồng minh như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trong khoảng thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Nhật, các cuộc đàm phán về sự hợp nhất kinh doanh giữa WD và Kioxia là một trong những vấn đề đặc biệt được quan tâm. Bởi sự hợp nhất này hoàn toàn phù hợp với chiến lược hợp tác mà cả Mỹ và Nhật đã đề ra trước đó.

Là một công ty lớn từng thống trị thị trường ổ đĩa cứng, WD đã tham gia vào lĩnh vực bộ nhớ với việc mua lại SanDisk vào năm 2016. Nếu thành công trong việc tích hợp với Kioxia, quy mô sẽ tương đương với công ty đang dẫn đầu thị trường hiện nay là Samsung Electronics.

Nhưng Kioxia không muốn bị WD "nuốt chửng". Họ đã đưa ra một đề nghị có phần trái ngược, đó là công ty Nhật Bản sẽ là đối tác hàng đầu. Trong khi đó, các cổ đông lớn là Toshiba và Bain Capital mong muốn trả lại lợi nhuận cho cổ đông, những người được cho là thích IPO vì đây sẽ là con đường kiếm tiền dễ dàng hơn. Sự mâu thuẫn nội bộ này khiến cho tiến độ bị đình trệ.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, tạo ra một số thỏa hiệp như quan hệ đối tác bình đẳng và cùng chia sẻ ghế trong hội đồng quản trị tại thực thể mới được sáp nhập. Điểm mấu chốt bây giờ là nơi đặt trụ sở chính bởi WD được cho là đã yêu cầu công ty phải là của Mỹ vì mục đích thuế.

Khát vọng hồi sinh ngành công nghiệp bán dẫn ở Nhật Bản cũng mạnh mẽ không kém. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hiện cố gắng thu hút các nhà máy sản xuất chip từ các quốc gia đảm bảo về an ninh.

Trung Quốc đã có một chương trình trợ giá lớn để nâng tỷ lệ chất bán dẫn trong nước lên 70%. Một nhóm công nghiệp Mỹ tính toán, chi phí xây dựng và vận hành của các nhà máy tiên tiến rẻ hơn ở Trung Quốc 30%, và một nửa trong số đó là do quỹ công.

Trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ phụ thuộc chủ yếu vào Đài Loan để sản xuất chất bán dẫn. Đài Loan chiếm tới hơn 90% năng lực sản xuất chất bán dẫn logic tiên tiến và 20% tổng số chất bán dẫn toàn cầu. Khi Trung Quốc gia tăng áp lực, Mỹ và Nhật Bản buộc phải tìm nguồn thay thế.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap