Ông Lâm Thanh Đức,ĐồngNaichútrọngxâydựngthươnghiệdự đoán bóng đá goal chủ trang trại gà Thanh Đức (huyện Xuân Lộc), cho biết: thời gian qua, trang trại đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu sản phẩm trứng gà sạch có nhãn hàng riêng, từ khâu bao bì cho đến các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, chứng nhận nguồn gốc. Hiện sản phẩm của trang trại đã có mặt tại nhiều hệ thống siêu thị lớn như: Big C, Co.opMart.
Chủ cơ sở bánh chưng Trần Gia (TP. Biên Hòa) hàng năm xuất khẩu hàng chục tấn bánh chưng sang các nước châu Âu và Mỹ, ông Trần Thanh Toàn tâm sự: “Tôi làm nghề truyền thống nên mấy mươi năm qua, gia đình chỉ chú trọng xây dựng thương hiệu bằng uy tín chất lượng mà chưa quan tâm nhiều đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Sau này thấy nạn làm hàng giả, hàng nhái tràn lan và quá chuyên nghiệp, tôi mới quyết định đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo hộ cho tên tuổi của cơ sở mình”.
Khẳng định tầm quan trọng của sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, ông Trương Văn Trai, Trưởng phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh cho rằng: các doanh nghiệp nước ngoài thường hoàn tất việc đăng ký sở hữu trí tuệ về nhãn hàng, kiểu dáng công nghiệp... trước khi đưa sản phẩm xuất hiện trên thị trường. Nhiều thương hiệu của Việt Nam thì theo quy trình ngược lại, sản phẩm có mặt trên thị trường nhiều năm, tạo dựng được uy tín mới nghĩ đến việc đi đăng ký nhãn hiệu độc quyền. Thực tế đã xảy ra trường hợp mất thương hiệu do đơn vị khác nhanh chân đăng ký trước.
Ông Trương Văn Trai còn dẫn chứng ở cơ sở sản xuất kẹo Yến Nhung (TP. Biên Hòa) có sản phẩm kẹo "Yến Nhung" đã nhiều năm xuất khẩu số lượng lớn sang thị Trung Quốc. Nhưng hiện nay, cơ sở chỉ có thể xuất khẩu qua thị trường này bằng đường tiểu ngạch vì thương hiệu Yến Nhung đã bị người Trung Quốc đăng ký. Qua tìm hiểu, người đăng ký thương hiệu này chỉ để đó chứ chưa hề có hoạt động sản xuất. Tuy đã có bài học đắt giá từ Trung Quốc, nhưng chủ cơ sở sản xuất này vẫn chưa dám nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu của mình ở các thị trường nước ngoài vì không đủ khả năng.
Theo Phòng Sở hữu trí tuệ, Sở Khoa học - Công nghệ Đồng Nai, tính từ năm 2006 đến nay, toàn tỉnh có trên 2.500 đơn vị được cấp giấy chứng nhận về nhãn hiệu hàng hóa, trong đó doanh nghiệp nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ cao. Từ năm 2005, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 1 (2005 - 2010), chương trình đã tư vấn, hướng dẫn thủ tục về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và thông tin về sáng chế cho 500 doanh nghiệp. Từ năm 2011 đến nay, thêm 70 cơ sở, doanh nghiệp được hỗ trợ về thông tin và một phần kinh phí trong đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm. Trong đó, chỉ một cơ sở được hỗ trợ đăng ký bảo hộ thương hiệu ở thị trường nước ngoài.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong tỉnh đã đề nghị các ngành chức năng trong tỉnh nên hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu sản phẩm ở thị trường nước ngoài. Đây cũng là việc rất bức thiết trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vì điều này hiện đang ngoài tầm với của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Trần Thanh Toàn cho biết: “Việc tiếp cận thông tin về đăng ký bảo hộ thương hiệu ngoài ranh giới quốc gia, chúng tôi còn rất mơ hồ nên phía các cơ quan chức năng Nhà nước cần có sự hỗ trợ để những thương hiệu truyền thống Việt có thêm cơ hội trên thị trường thế giới”./.
Lê Hiền