【vua phá lưới ligue 1】TS Thế Hùng: Phụ nữ mặc hở một chút rất đẹp, nhưng phô bày da thịt là thô tục

Xã hội hiện đại,ếHùngPhụnữmặchởmộtchútrấtđẹpnhưngphôbàydathịtlàthôtụvua phá lưới ligue 1 đời sống của con người ngày một nâng cao. Ngoài chuyện ăn ở, ai nấy đều chú trọng đến vấn đề ăn mặc.

Đặc biệt, khi nền kinh tế thị trường phát triển, du nhập văn hóa của nước ngoài, chuyện trang phục cũng có nhiều đổi mới. Quần áo đẹp hơn, phong phú về chủng loại… Mọi người sẽ có nhiều sự lựa chọn.

Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển, hiện nay tình trạng ăn mặc phản cảm là vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.

Phô bày da thịt là thô tục

Tiến sĩ Mỹ học Phạm Thế Hùng, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại Học Quốc gia Hà Nội) cũng có nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này.

{ keywords}
Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng.

“Văn hóa ăn mặc là cách ăn mặc thường ngày của con người phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, văn hóa. Tuy nhiên, văn hóa ăn mặc hiện nay của một bộ phận người Việt ngày càng nhố nhăng”, ông Thế Hùng bày tỏ.

Tiến sĩ Thế Hùng cho rằng, đời sống người Việt ngày càng tốt hơn nhưng song song với đó là sự đi xuống của văn hóa, băng hoại về đạo đức và nhân phẩm của một số người.

Đặc biệt với trang phục, ngày xưa ở Hà Nội nói riêng và nhiều vùng miền trên cả nước nói chung, chuyện ăn mặc rất nghiêm túc. Con gái không bao giờ diện đồ ngủ hay quần đùi, áo ngắn ra đường.

Bất kể là nam giới hay nữ giới đều có một chuẩn mực trong lối ăn mặc hàng ngày. Họ mặc sao cho phù hợp bối cảnh, không gian và nghề nghiệp.

Người đi đám ma thì ăn mặc kín đáo, màu sắc tối. Đi đám cưới, có thể mặc màu sắc sáng sủa hơn nhưng không lòe loẹt, hở hang quá lố. Khi vào đền chùa là mặc áo dài, quần áo trang trọng. 

Vấn đề ăn mặc không đơn thuần chỉ là ăn cho no, mặc cho ấm mà nó còn thể hiện nhân cách, vẻ đẹp và gu thẩm mỹ của mỗi con người.

Ngày nay, do tâm lý muốn khẳng định giá trị bản thân qua vật chất, nhiều người chạy đua theo các trang phục không phù hợp.

Khi ra đường, ta thường bắt gặp một số phụ nữ mặc quần đùi ngắn cũn cỡn, áo hai dây, áo ngắn hở bụng… Nhiều người vào những nơi tôn nghiêm còn mặc váy ngắn, áo sát nách...

Việc du nhập văn hóa phương Tây vào Việt Nam có nhiều tích cực nhưng cũng có cả những mặt trái.

Nhiều người cổ xúy trang phục trễ nải, phô bày da thịt quá đà. “Đây là sự thô tục chứ không phải đẹp”, ông Thế Hùng nhận xét.

Việc dễ dãi trong tiếp nhận văn hóa thế giới vô tình làm mất đi những bản sắc văn hóa vốn có của người Việt.

“Internet phát triển, nhiều mạng xã hội ra đời cùng với sự du nhập văn hóa thế giới một cách ào ạt khiến ai cũng hào hứng đón nhận và trải nghiệm. Tuy vậy, họ lại không có sự chọn lọc kỹ càng. Đặc biệt là với lớp trẻ”, Tiến sĩ Thế Hùng nhấn mạnh.  

Ông Hùng cho hay, thế hệ trẻ là đối tượng nhạy bén với thời trang, nhanh chóng thích ứng với nhiều xu hướng, phong cách khác nhau.

Một số bạn trẻ tiếp thu và chọn lọc để có phong cách ăn mặc hài hòa, phù hợp với giới tính, độ tuổi và hoàn cảnh giao tiếp. Bên cạnh đó cũng có những bạn trẻ học đòi, bắt chước cách ăn mặc bụi bặm, lập dị để gây sự chú ý.

Ông Hùng nêu quan điểm: “Các em đang đánh đồng giữa văn hóa mặc đời thường và văn hóa mặc khi biểu diễn. Nhiều người sử dụng phong cách ấy ở công sở, trường học. Quần bò rách te tua, váy ngắn lộ cả nội y… gây nhức mắt cho mọi người”.

‘Đừng biến gợi cảm thành phản cảm’

Theo ông Hùng, mặc đẹp là phù hợp tuổi tác, công việc, thuần phong mỹ tục. Như vậy, khiến người mặc toát lên khí chất thanh lịch, sang trọng.

Mặc đẹp bao gồm cân đối với túi tiền. “Quần áo có giá trị vừa phải, kinh tế nhưng sang trọng. Nếu biết chọn đồ, biết ăn mặc một chút, bộ quần áo dù rẻ nhưng vẫn lịch sự”.

Ông Hùng chia sẻ, bản thân không bao giờ mua bộ quần áo hàng hiệu hay đôi giày quá 2 triệu.

“Tôi và bạn tôi đi chơi. Bạn đi đôi giày của Italia, giá 20 triệu đồng nhưng tôi chỉ đi đôi giày 1 triệu đồng. Người ngoài nhìn vào trông cả hai chẳng khác nhau là mấy về độ lịch sự, thẩm mỹ”.

{ keywords}
Văn hóa mặc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị thẩm mỹ và giá trị vật chất. Ảnh VietNamNet

Vị Tiến sĩ cho hay, văn hóa mặc là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa giá trị thẩm mỹ và giá trị vật chất. Ngươi xưa đã đúc kết: “Ăn cho mình, mặc cho người”, để cho thấy, việc mặc quan trọng thế nào trong vấn đề giao tiếp xã hội.

“Quen nể bụng nể dạ, lạ nể áo nể quần”. Lần đầu gặp gỡ, đối phương là người ăn mặc lịch sự, bao giờ người ta cũng cảm thấy có sự tôn trọng.

Nếu người đó ăn mặc nhố nhăng, đồ ngủ ra ngoài đường… chắc chắn sẽ khiến người khác nhìn mình bằng con mắt thiếu thiện cảm.

Cái đẹp không phải do quần áo tạo nên mà còn liên quan đến dáng, da, phong cách… Quần áo chỉ là một phụ kiện nhỏ. Thế nhưng, nếu phụ kiện nhỏ này gây phản cảm sẽ bị đánh giá cả bản chất một con người.

“Tôi thấy xã hội càng phát triển cao thì độ dài của quần áo càng ngắn. Không chỉ giới trẻ, các phụ nữ tuổi xuân phơi phới mà có cả phụ nữ ở lứa tuổi trung niên cũng có người lấy sự hở hang để thể hiện bản thân”, ông Hùng nói.

Ông Hùng khẳng định, không phản đối chuyện mặc hở. Bởi, về mặt thẩm mỹ, phụ nữ mặc hở một chút rất đẹp.

Người đàn bà đẹp thể hiện ở cái lưng, cái cổ, ngực. Cái gì đẹp phải phô ra nhưng hở đến đâu lại là chuyện khác.

“Mặc áo khoe ngực, hơi xẻ một chút là đẹp nhưng phô bày cả vòng một lại phản cảm, vô văn hóa, thô tục. Điều đó cũng là yếu tố gia tăng tỉ lệ tội phạm về hiếp dâm, xâm hại…

Trang phục có thể toát lên sự gợi cảm của phụ nữ nhưng đừng biến nó thành phản cảm”, Tiến sĩ Thế Hùng nói.

Vợ tôi vô tư mặc hở đến đám tang

Vợ tôi vô tư mặc hở đến đám tang

Vợ thua tôi 12 tuổi. Trẻ và có body nóng bỏng, cô ấy luôn khiến đám đông sửng sốt với những bộ váy áo hở bạo mỗi lần xuất hiện.