Bác Hồ gặp thiếu nhi dũng sỹ miền Nam tại Phủ Chủ tịch năm 1968. Ảnh: TTXVN |
Hoài bão từ Bến cảng Nhà Rồng
Khoảng tháng 2/1911,ãimãilàsaosángdẫnđườbóng đá ý hôm qua sau thời gian dạy học ở Trường Dục Thanh, người thanh niên ái quốc Nguyễn Tất Thành rời trường đi Sài Gòn, thực hiện hoài bão từng nung nấu là tìm cách sang Pháp và các nước phương Tây để xem “họ làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Chính chủ nghĩa yêu nước đã trở thành hành trang giá trị nhất của Nguyễn Tất Thành tại thời điểm ngày 5/6/1911, khi Người xuống tàu Amiral Latouche Tréville, từ bến cảng Nhà Rồng, Sài Gòn (nay là TP.HCM) bước vào hành trình tìm đường cứu nước với đôi bàn tay trắng, nhưng bằng ý chí “sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. Hoài bão của Nguyễn Tất Thành thật lớn lao với niềm tin mãnh liệt rằng, hai bàn tay và lòng yêu nước của mình sẽ làm nên tất cả.
30 năm sau, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới trở về. 30 năm là một chặng đường dài với biết bao cuộc trường chinh qua các đại dương và lục địa, ghi nhận sự trưởng thành của một con người về tuổi đời, về nhận thức, tư tưởng, từ thân phận một người dân mất nước trở thành một chiến sĩ Cộng sản quả cảm, nhiệt huyết và đầy tinh thần sáng tạo. Song điều có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đó là sự trưởng thành này gắn liền với vận mệnh của một đất nước, tương lai của một dân tộc.
“Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”
Mảnh đất Sài Gòn - Gia Định vinh dự tiễn Bác ra đi trong cuộc trường chinh tìm đường cứu nước. Nhưng nước nhà độc lập mà miền Nam vẫn còn chia cắt. Mỗi khi nói đến miền Nam, Bác thường dùng những từ thắm thiết. Miền Nam là “nỗi nhớ nhà” thường trực. Bác gọi miền Nam là “máu của máu Việt Nam”, “thịt của thịt Việt Nam” và nói “miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.
Nghe tin quân dân miền Nam bẻ gãy các cuộc càn quét của địch; ở Tây Nguyên có chiến thắng đèo Măng Giang tiêu diệt cả tiểu đoàn Âu Phi và hai chục xe quân sự của địch, giữ chân địch tại chỗ, tạo điều kiện cho ta ở Điện Biên Phủ, Bác quyết định “khao quân”. Trong tiệc, Bác nói: “Hôm nay, Bác cháu mình ngồi ở chiến khu Việt Bắc ăn xôi với thịt gà mừng chiến thắng, thì quân dân miền Nam đã 9 năm rồi, kể từ ngày 23/9/1945 không lúc nào ngơi tay súng chiến đấu với quân thù để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, biết bao chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh anh dũng…”. Giọng Bác chùng xuống. Nhiều người lặng đi khi thấy những giọt nước mắt lăn trên đôi gò má gầy của Người.
Trong những lần trả lời phỏng vấn các nhà báo quốc tế, Bác đều xác định rõ mối quan hệ khăng khít của cách mạng hai miền và tinh thần đoàn kết Nam - Bắc một lòng trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà khi khẳng định: “Chúng tôi đã đoàn kết một lòng chiến đấu chống thực dân Pháp và xâm lược Nhật. Đó là một điều mà đường ranh giới tạm thời vạch theo vĩ tuyến 17, nhằm làm dễ dàng hơn việc ký kết Hiệp định đình chiến năm 1954, không thể nào thay đổi được”.