【ket qua cup quoc gia y】Nghệ An tập trung cải cách thủ tục hành chính, gỡ khó cho doanh nghiệp
Đó là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý trong cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ vào ngày 28/6.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh,ệAntậptrungcảicáchthủtụchànhchínhgỡkhóchodoanhnghiệket qua cup quoc gia y tình hình 6 tháng cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng cho biết, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpđể thúc đẩy tăng trưởng, đáp ứng mục tiêu đề ra; đồng thời, thúc đẩy các nhà đầu tưcó các dự ánđầu tư hoàn thiện phần xây dựng đi vào sản xuất để bổ sung năng lực tăng trưởng cho tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý chủ trì cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường kỳ tháng 6/2023. |
Liên quan đến tốc độ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm, mặc dù cao hơn so với bình quân chung của cả nước, nhưng còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và chưa đáp ứng so với kỳ vọng, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh sẽ ban hành nghị quyết, tổ chức hội nghị chuyên đề, xem xét chuyển chủ đầu tư nếu chủ đầu tư không đủ năng lực và thậm chí sẽ có biện pháp về công tác cán bộ;… để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Trong đó, để thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong năm nay đạt từ 95% trở lên, Bí thư Tỉnh ủy ủng hộ các giải pháp đã được UBND tỉnh thực hiện ngay từ 6 tháng đầu năm như: Điều chuyển vốn từ những dự án không giải ngân được, hoặc có dấu hiệu không giải ngân được sang những dự án giải ngân tốt để đưa nguồn vốn vào nền kinh tế.
Tuy nhiên, đối với vấn đề này, nguyên nhân cốt lõi là năng lực của các chủ đầu tư, mà chủ yếu là ban quản lý dự án ở cấp huyện, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu xem xét công tác cán bộ, để thay thế, bố trí người có đủ năng lực, tâm huyết đảm nhận; đồng thời, chuyển chủ đầu tư, với quan điểm nếu cấp huyện không làm được chuyển về cấp tỉnh làm chủ đầu tư; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở gắn với giải pháp chỉ đạo kịp thời, đi đôi với đó là trách nhiệm của người đứng đầu.
Cùng với đó, Bí thư Tỉnh ủy cũng ủng hộ quan điểm, đưa vào tiêu chuẩn, điều kiện không cho dự thầu đối với những nhà thầuchậm triển khai dự án, chậm thanh, quyết toán. Ông Quý đề nghị trong 6 tháng cuối năm cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Muốn vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, gắn chặt trách nhiệm người đứng đầu, các địa phương, cơ quan, đơn vị quản lý, theo dõi cán bộ, đảng viên; kiên quyết xử lý, điều chuyển cán bộ gây “ách tắc” các thủ tục. Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Hiện nay, Ban Chỉ đạo tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục chỉ đạo, theo dõi xử lý tham nhũng vặt, để nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính.
Trong 6 tháng đầu năm, cùng với cả nước, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, thu hút đầu tư tiếp tục đạt kết quả tích cực; tính đến ngày 22/6/2023, toàn tỉnh đã cấp mới cho 65 dự án và điều chỉnh 81 lượt dự án; tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 22.186,4 tỷ đồng, trong đó, vốn cấp mới là 19.714,8 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm 2022, dự án cấp mới tăng 20,37%, tổng vốn cấp mới tăng 1,32 lần.
Đặc biệt, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là điểm sáng, 6 tháng đầu năm 2023 thu hút được 8 dự án FDI với số vốn đăng ký 613,8 triệu USD, tổng số vốn cấp mới và điều chỉnh là 725,4 triệu USD, xếp vị trí thứ 8/63 địa phương trong cả nước.
Các công trình, dự án, nhất là các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh (như đường ven biển, đường bộ cao tốc Bắc- Nam,...) được tập trung chỉ đạo quyết liệt, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Công tác quản lý nhà nước, cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và có những chuyển biến tích cực. Kết quả công bố các chỉ số: PCI, PAPI, PAR Index, SIPAS của năm 2022 đạt kết quả khá tích cực so với năm 2021. Công tác quản lý, điều hành của UBND tỉnh, UBND cấp huyện có nhiều tiến bộ, quyết liệt hơn, tập trung hơn.
Tỉnh đã cơ bản hoàn thành được một số nội dung quan trọng: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW; qua đó, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để thực hiện; hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cải cách thủ tục hành chính góp phần hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư. |
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới, như: Tốc độ tăng trưởng GRDP chưa đạt kịch bản 6 tháng đề ra (8,4-9,4%), thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (8,44%). Hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, một số loại hình dịch vụ. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng dẫn tới cắt giảm lao động, gây ra tình trạng giảm giờ làm, mất việc làm.
Thu ngân sách Nhà nước đạt thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và chưa đạt kịch bản đề ra; một số khoản thu đạt thấp như: tiền sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường, thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu.
Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn mặc dù cao hơn so bình quân chung của cả nước, nhưng còn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 và chưa đáp ứng so với kỳ vọng (tính đến ngày 20/6/2023, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công đạt 29,7% kế hoạch).
Công tác cải cách hành chính mặc dù đã được chỉ đạo triển khai quyết liệt nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; thời gian xử lý hồ sơ, công việc của một số sở, ngành, địa phương còn chậm so với quy định.