Việc vận hành dịch vụ thu phí ETC trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ chính thức hoàn thành mục tiêu vận hành hệ thống ETC trên toàn bộ tuyến đường thuộc phạm vi Dự ánThu phí tự động không dừng giai đoạn I (BOO1).
. |
Song,ựcchấthóalợiíchthuphíkhôngdừgiờ thi đấu bóng đá hôm nay áp lực đối với cả cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tưBOO, nhà đầu tư các dự án BOT còn rất lớn khi hầu hết mục tiêu được Thủ tướng Chính phủ đề ra tại Quyết định số 07/2017/QĐ - TTg về thu phí ETC (Quyết định 07), trong đó có việc hoàn thành vận hành hệ thống thu phí ETC tại tất cả các trạm thu phí BOT vẫn dang dở.
Tại Dự án BOO1, VETC mới ký được hợp đồng cung cấp dịch vụ tại 18/44 trạm thu phí BOT. Ngay tại những trạm đã ký được hợp đồng, tỷ lệ chủ phương tiện dán thẻ (e-tag) và nộp tiền vào tài khoản để tham gia dịch vụ thu phí tự động không dừng trên cả nước mới đạt khoảng 800.000/3,5 triệu phương tiện, khiến VETC lỗ nặng.
Tại Dự án BOO2, nhà đầu tư được lựa chọn là Vietel hiện chưa thành lập được doanh nghiệpdự án dù mục tiêu đề ra là phải lắp đặt, vận hành hệ thống ETC tại 33 trạm thu phí vào cuối năm nay.
Có nhiều nguyên nhân khiến một trong những chủ trương rất lớn của Quốc hội, Chính phủ từng được kỳ vọng là tạo thuận lợi cho người dân, giúp công khai, minh bạch hoạt động thu phí tại các dự án BOT chậm đi vào cuộc sống, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận diện .
Một là, nhiều cơ chế, chính sách tại Quyết định 07 được ban hành trong bối cảnh nước ta chưa có kinh nghiệm về thu phí không dừng, nên có nhiều vấn đề chưa dự báo đúng tình hình và điều kiện triển khai.
Hai là, chưa giải quyết tốt những xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư BOO và BOT liên quan đến việc đầu tư, kết nối hệ thống thiết bị ETC, mức phí vận hành… dẫn tới sự thiếu hợp tác trong quá trình triển khai. Các chủ phương tiện vẫn duy trì thói quen sử dụng tiền mặt do việc tuyên truyền về thu phí ETC chưa mang lại hiệu quả.
Ba là, các cơ quan quản lý chưa đề ra chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao, thậm chí có thái độ thiếu hợp tác, chây ì triển khai hoạt động thu phí ETC tại một số nhà đầu tư BOT.
Để thúc đẩy các dự án thu phí ETC đi đúng quỹ đạo, vấn đề lúc này là Bộ Giao thông - Vận tải và các cơ quan liên quan cần tham mưu để Chính phủ tiếp tục ban hành những chính sách cụ thể hơn, tạo hành lang pháp lý để vận hành thông suốt. Theo đó, cần phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và phải cụ thể hóa, “thực chất hóa” từng quyền lợi của các bên khi triển khai thu phí ETC, đặc biệt là của nhà đầu tư Dự án BOO, chủ đầu tư BOT, của người tham gia giao thông cùng các cơ quan quản lý nhà nước.
Trên thực tế, ngoài việc thiếu sự đảm bảo phương án để thu phí ETC được đưa vào hợp đồng như một sự ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư, thì thất bại trong việc cụ thể hóa các mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đề ra còn xuất phát từ thói quen áp đặt lựa chọn của các chủ đầu tư đối với người sử dụng dịch vụ. Các chủ phương tiện cũng cần nhận rõ trách nhiệm của mình, hiểu rõ thực hiện trả phí không dừng chính là góp phần “ích nước, lợi nhà”, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tếsố thời hậu Covid - 19.
Thời hạn buộc tất cả các trạm thu phí BOT phải tổ chức thu phí không dừng (cuối năm 2020) đang đến gần. Chính vì vậy, rất cần sự quyết liệt, rõ ràng của các bên, nhất là của các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó mới có thể rũ bỏ được tình trạng trì trệ, “đứng bánh” từ năm này qua năm khác, bất chấp sự thúc giục của Quốc hội và Chính phủ tại cả 2 dự án BOO thu phí ETC.