Trình bày trước Quốc hội,ânsáchnămThuvượtdựtoánchichặtchẽđúngquyđịbóng đá trực tiếp. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2015 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011- 2015, năm tạo đà cho thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2020. Vì vậy, nhiệm vụ được Quốc hội thông qua cho năm 2015 đã giải quyết nhiều nội dung tài chính ngân sách quan trọng.
Tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khoá XIII đã có Nghị quyết số 78/2014/QH13 về quyết định nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015: Tổng số thu là 911.100 tỷ đồng; tổng số chi là 1.147.100 tỷ đồng; bội chi: (-) 226.000 tỷ đồng, tương đương 5% GDP. Các khoản quản lý thu, chi qua NSNN là 109.686 tỷ đồng; các khoản vay về cho vay lại là 40.900 tỷ đồng.
Ngày 11/11/2015, Quốc hội có Nghị quyết số 99/2015/QH13 về dự toán NSNN năm 2016, trong đó bổ sung 30.000 tỷ đồng vốn ODA cho ngân sách năm 2015. Theo đó: Tổng chi NSNN là 1.177.100 tỷ đồng, bội chi NSNN 256.000 tỷ đồng, tương đương 5,71% GDP.
Báo cáo thẩm tra quyết toán ngân sách năm 2015, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính- Ngân sách Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đánh giá, cùng với thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài khóa đã thực hiện chặt chẽ, tiếp tục thu vào NSNN cổ tức được chia tại các công ty cổ phần, lợi nhuận còn lại tại các tập đoàn, tổng công ty; điều hành chi NSNN theo dự toán được giao, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, quản lý chi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, nâng cao kỷ luật tài chính...
Trong đó, hầu hết các khoản thu NSNN năm 2015 đều đạt và vượt dự toán, một số khoản thu thuế, phí vượt cao so với dự toán đầu năm. Chỉ có 2 khoản thu không đạt dự toán là: thu từ dầu thô (đạt 72,6% dự toán); thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 99% dự toán). Song đây là 2 khoản thu có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thực hiện dự toán thu NSNN năm 2015.
Trong cơ cấu thu NSNN, thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 66% thu cân đối NSNN, đây là tỷ trọng khá cao so với các năm trước. Thu từ doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến tích cực, tuy nhiên còn chưa tương xứng với nguồn lực và vai trò trong nền kinh tế.
Thu NSNN vượt dự toán được giao, chi NSNN ngày càng được quản lý chặt chẽ, bám sát dự toán được Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp quyết định, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách cũng cho rằng, báo cáo của Chính phủ và kết quả kiểm toán, về cơ bản các bộ, ngành, đơn vị và các cấp ngân sách đã thực hiện tốt công tác kế toán, khoá sổ, lập báo cáo quyết toán, thẩm định, phê duyệt quyết toán theo quy định của Luật NSNN.
Báo cáo quyết toán NSNN năm 2015 đã được Bộ Tài chính lập trên cơ sở thẩm định, tổng hợp từ quyết toán ngân sách của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quyết toán ngân sách các bộ, cơ quan trung ương, có đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước và được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán.
Chính vì vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2015 với: Tổng số thu cân đối NSNN là 1.291.342 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2014, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN);
Tổng số chi cân đối NSNN là 1.502.189 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2015 sang năm 2016).
Bội chi NSNN là 263.135 tỷ đồng, bằng 6,28% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương.
Nguồn bù đắp bội chi NSNN bao gồm vay trong nước là 195.900 tỷ đồng, vay ngoài nước là 67.235 tỷ đồng.
Dự kiến, ngày 12/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về nội dung này và biểu quyết thông qua vào ngày 19/6./.
Đức Minh