【nhận định u23 qatar】Văn hóa uống cà phê ở Ethiopia
Cà phê nóng vào buổi sáng không chỉ là một thói quen hàng ngày mà thức uống này còn là một phần quan trọng trong đời sống văn hóa tại đất nước được xem là “cái nôi” của cà phê - Ethiopia.
Cà phê rót ra từ bình jebena trong nghi lễ cà phê ở Ethiopia. Nguồn: THE WASHINGTON POST
Theănhauốngcphởnhận định u23 qataro một truyền thuyết phổ biến ở Ethiopia, một người chăn dê vùng cao nguyên đã phát hiện ra cà phê khi thấy những con dê ăn loại trái có màu đỏ và chúng trở nên năng động, chạy nhảy đến tận khuya. Người này đã dùng thử và thấy tác dụng tương tự. Uống cà phê được xem là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống xã hội và văn hóa của người Ethiopia, diễn ra hàng ngày hay tại các sự kiện cộng đồng. Tham dự một buổi lễ cà phê là một biểu hiện của tình bạn, sự tôn trọng và lòng hiếu khách ở Ethiopia. Các buổi lễ này là bắt buộc khi có khách đến thăm và không dành cho người vội vàng, bởi nó có thể kéo dài đến vài tiếng và có thể diễn ra 3 buổi sáng, trưa, tối trong ngày.
Cà phê được rang trong chảo đặt trên một bếp than hồng, mùi hương của hạt cà phê rang luôn phảng phất suốt buổi lễ. Khi hạt cà phê đã chuyển sang màu sẫm và áo một lớp dầu bên ngoài thì được lấy ra giã nhuyễn và trút vào một bình cao cổ (jebena), đun lại cho đến lúc sẵn sàng rót ra cốc phục vụ khách. Người rót cà phê phải tập luyện để rót cà phê từ trên cao và đảm bảo không ngưng lại giữa chừng cho đến khi đầy tất cả cốc trong khay.
Người lớn tuổi nhất sẽ được mời cốc cà phê đầu tiên, lần lượt đến những người thuộc thế hệ tiếp theo, sau đó là bạn bè, hàng xóm, những người đã chờ đợi, quan sát quá trình pha chế. Nếu là khách được mời tham dự, nên nhớ rằng, từ chối hoặc uống ít hơn 3 cốc cà phê trong buổi lễ sẽ là không lịch sự, thiếu tôn trọng chủ nhà. Cà phê uống cùng với đường, muối hoặc bơ và không có sữa, món ăn kèm thường là bắp rang, đậu phộng hay lúa mạch.
Những năm gần đây, nhiều cửa hàng và quán cà phê mọc lên khắp các thành phố của Ethiopia, phục vụ cà phê truyền thống theo cách hiện đại hơn, nhưng những nghi lễ uống cà phê không mất đi, bởi vị trí đặc biệt của nó trong nền văn hóa Ethiopia. Không chỉ tiêu thụ mạnh trong nước, Ethiopia có sản lượng cà phê xuất khẩu lớn. Đây còn là nơi sản sinh ra những loại cà phê đặc biệt có hương thảo mộc, hương trái cây, sô cô la… Tháng 3-2016, thủ đô Addis Ababa của Ethiopia là nơi tổ chức Hội nghị cà phê thế giới với hơn 900 người tham gia đến từ 77 quốc gia thành viên của Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization).
THIÊN NGỌC (tổng hợp từ CNN, coffee2016, Epicurean)