Ngoại Hạng Anh

【giải bóng đá chile】Còn vướng mắc trong quy định về các tổ chức hội

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Hiện nay, các tổ chức hội xã hội, nghề nghiệp có vai trò quan trọng tron giải bóng đá chile

Hiện nay,ướngmắctrongquyđịnhvềcctổchứchộgiải bóng đá chile các tổ chức hội xã hội, nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội tại địa phương. Song, thực tế lại chưa có cơ chế pháp lý đầy đủ để có thể điều chỉnh đối với các tổ chức này, từ đó gây khó khăn và ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhiều hội hiện nay.

Các đại biểu tham dự hội nghị đóng góp dự thảo Luật Về hội được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 41 hội có tính chất đặc thù (không bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh), trong đó cấp tỉnh có 13 hội, cấp huyện có 28 hội. Hoạt động của các tổ chức hội hiện chủ yếu được điều chỉnh bởi Sắc lệnh 102/SL/L004 ban hành từ năm 1957, Nghị định số 45/2010, Nghị định số 33/2012 của Chính phủ và Quyết định số 68/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, các văn bản này hiện nay đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với tình hình thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức hội trong quá trình hoạt động.

Theo ông Nguyễn Văn Quận, Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Hội Người cao tuổi hiện chỉ được tổ chức ở 2 cấp hội là Trung ương và cơ sở, còn cấp huyện và tỉnh phải hoạt động dưới hình thức là Ban đại diện, việc này gây không ít khó khăn vì hoạt động của Ban đại diện không rõ thuộc văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh; cũng không có tổ chức xã hội nào có Ban đại diện như hội người cao tuổi hiện nay. Trung ương Hội đã nhiều lần đề xuất để chuyển đổi mô hình Ban đại diện thành mô hình tỉnh hội, huyện hội, tuy nhiên đến nay vẫn còn đang trong quá trình xem xét.

Bên cạnh đó, việc công nhận các hội đặc thù theo Quyết định số 68/2010 của Thủ tướng Chính phủ cũng gây tranh cãi trong suốt thời gian qua, nhưng hiện vẫn chưa có giải pháp tháo gỡ. Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, cho biết: Hội Luật gia theo quy định của Chính phủ được công nhận là hội có tính chất đặc thù ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, tuy nhiên đối với các hội luật gia cấp huyện lại không nằm trong quy định là hội đặc thù khiến vấn đề về biên chế và kinh phí hoạt động gặp rất nhiều khó khăn; ở một số đơn vị cấp huyện, tổ chức hội hiện nay đang hoạt động rất hạn chế.

Đây cũng là vấn đề vướng mắc ở Hội Bảo trợ người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh khi chỉ được công nhận là hội đặc thù ở cấp tỉnh. Còn đối với các huyện hội lại không được địa phương công nhận là hội đặc thù.

Việc công nhận các hội có tính chất đặc thù theo quy định hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều khi một số hội có bề dày hoạt động lại không được hưởng những chính sách ưu đãi. Bên cạnh đó, việc công nhận hội đặc thù không được quy định thống nhất, mà tùy theo tình hình địa phương khiến vài nơi một số tổ chức hội được công nhận là đặc thù được hỗ trợ kinh phí, biên chế, trong khi ở địa phương khác lại không được công nhận nên không hỗ trợ. 

Tại hội nghị đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Về hội được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức, nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, dự thảo đã khái quát được quy định về hoạt động của các tổ chức hội hiện nay, tuy nhiên dự thảo vẫn còn nhiều vấn đề chưa hợp lý.

Theo ông Nguyễn Văn Bé, việc phân loại tổ chức hội theo như dự thảo là hội có đăng ký, hội không đăng ký gây khó hiểu và không bao quát hết hoạt động của các tổ chức hội. Đồng thời việc dự thảo luật hạn chế đối tượng là cán bộ, công chức tham gia vào quá trình vận động, thành lập hội cũng cần quy định rõ cụ thể hơn trong trường hợp nào, chứ không thể quy định chung như hiện nay.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, dự thảo Luật Về hội được phát triển và nâng lên từ Nghị định số 45/2010 là bước tiến mạnh mẽ trong việc quản lý các tổ chức hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều khoản cần có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế. Theo bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp, ngay từ tên gọi dự thảo luật cũng nên thay đổi để thống nhất và dễ hiểu hơn thay vì sử dụng tên “Luật Về hội” như dự thảo đang sử dụng.

Ngoài ra, vấn đề về biên chế và kinh phí hoạt động của các tổ chức hội trong dự thảo vẫn chưa được quy định rõ, đây là vấn đề lớn đối với các tổ chức hội trong quá trình hoạt động và cần được xem xét cụ thể. 

Thực tế công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức hội hiện rất cần một cơ chế pháp lý đủ mạnh để các tổ chức hội có thể phát huy vai trò và hoạt động hiệu quả theo đúng tôn chỉ, mục đích thành lập hội. Để thực hiện được điều này cần có sự đóng góp, ghi nhận ý kiến của các cá nhân, tổ chức và cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện quy định pháp luật, để từ đó giúp những hội trên hoạt động ổn định, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap