Tuy nhiên,ầnloạibỏnhữngbấtcậptrongtrưngcầugiámđịnhtưphá3 of cups ngược nhiều luật sư cho rằng, để công tác này thực sự hiệu quả trong hỗ trợ điều tra, truy tố, xét xử đúng pháp luật và phòng chống oan sai..., Nhà nước cần bổ sung, điều chỉnh cơ chế nhằm loại bỏ khiếm khuyết trong GĐTP.
Giám định viên phải chịu nhiều áp lực
Theo chỉ đạo của Chính phủ, từ năm 2011, Bộ Tài chính (BTC) đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa nhiệm vụ GĐTP. Đồng thời phối hợp các bộ, ngành ban hành 06 thông tư hướng dẫn lập dự toán, quyết toán, quy định mức thu phí GĐTP, chế độ bồi dưỡng giám định viên tư pháp, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng...
Ông Khổng Văn Ngư, Trưởng Phòng Kiểm soát, kiểm tra Vụ Pháp chế, BTC cho biết, những năm qua, BTC luôn đảm bảo nguồn kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để các cơ quan tố tụng hoạt động thông suốt. Cụ thể: Tổng mức chi từ năm 2010 đến 2017 cho Tòa án Nhân dân tối cao là: 18.423,913 tỷ đồng, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao: 17.152,755 tỷ đồng; Bộ Tư pháp: 13.552,982 tỷ đồng; riêng chi bồi dưỡng GĐTP tại Bộ Công an: 2061,3 tỷ đồng; hỗ trợ 04 cơ quan tư pháp thuộc Bộ Quốc phòng từ năm 2011 đến nay: 1071,4 tỷ đồng...
Danh sách giám định viên tư pháp (GĐV) được BTC lập và công bố hiện nay là 1.333 người, đây là số cán bộ có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm và trong các lĩnh vực tài chính, kế toán, thuế, chứng khoán...đã từng tham gia hiệu quả công tác giám định tại nhiều vụ án. Theo thống kê, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2017, BTC đã cử 197 GĐV phục vụ 149 vụ việc.
Thực tế cho thấy, các vụ án kinh tế, tham nhũng, buôn lậu phức tạp đã gia tăng trong những năm gần đây, đồng thời nhiều vụ việc phát sinh tại địa phương nhưng cơ quan tiến hành tố tụng chỉ tập trung trưng cầu GĐV của BTC, đã tạo áp lực lên các GĐV do vừa tham gia GĐTP, vừa đảm nhiệm công tác chuyên môn tại đơn vị trong điều kiện biên chế ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, nhiều nội dung cơ quan tiến hành tố tụng còn yêu cầu người GĐTP cho ý kiến cả về tính pháp lý, bản chất vụ án, điều này vượt ngoài phạm vi, thẩm quyền của GĐV tài chính. Việc cung cấp thông tin, tài liệu vụ việc chưa đầy đủ, kịp thời hoặc lúng túng trong đánh giá, sử dụng kết luận giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, đã kéo dài thời gian xử lý vụ án, ảnh hưởng công tác chuyên môn của GĐV.
Cần có cơ chế ưu tiên xã hội hóa hoạt động GĐTP
Theo ý kiến của nhiều luật sư cho rằng, các GĐV cần được trang bị kiến thức pháp luật GĐTP, tài chính, lĩnh vực chuyên quản sát với thực tế phát sinh. Thực trạng cán bộ GĐTP chỉ có trình độ chuyên môn lĩnh vực tài chính như hiện nay là chưa đủ. Bộ Tư pháp cần tích cực tăng cường phối hợp các bộ, ngành để tổ chức nhiều hơn nữa các khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn..., nhằm đảm bảo cho các GĐV có đủ năng lực xử lý tất cả các cấp độ vụ, việc khi được cơ quan tố tụng trưng cầu.
Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, BTC đã gửi văn bản kiến nghị Chính phủ xem xét và loại bỏ những bất cập trong trưng cầu GĐTP hiện nay, theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng cấp Trung ương thực hiện trưng cầu ở cấp Trung ương, cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh thực hiện trưng cầu ở cấp tỉnh..., tránh việc tập trung trưng cầu tại các bộ, ngành Trung ương như hiện nay.
Theo các chuyên gia tài chính, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách ưu tiên xã hội hóa hoạt động GĐTP, nhằm phát triển các tổ chức có năng lực GĐTP khu vực ngoài nhà nước; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về GĐTP, theo đó quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm trong việc phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan trưng cầu giám định cần tập hợp hồ sơ đầy đủ, định lượng thời gian giám định...giảm thiểu tác động công tác chuyên môn của GĐV.
BTC cũng kiến nghị, vì sự an toàn và quyền lợi chính đáng của GĐV, Chính phủ cần có quy định bảo vệ GĐV trong các vụ án; chấm dứt việc nợ chi phí giám định, tiền bồi dưỡng giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự và tham dự phiên tòa của người giám định tại các cơ quan trưng cầu giám định, tránh tạo tâm lý cho các GĐV...
Trường Sơn