【tỷ số bóng đá ngày hôm qua】Thế giới tổn thất 300 tỷ USD mỗi năm do thảm họa từ thời tiết
Bản báo cáo này do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về giảm trừ rủi ro thiên tai (UNISDR) và Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học sau thiên tai (CRED) cùng phối hợp nghiên cứu. Kết quả đưa ra nhằm mục đích làm nổi bật những tác động của biến đổi thời tiết đối với trái đất, kể từ lần đầu tiên diễn ra Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP) năm 1995.
Các số liệu đã chỉ ra rằng, có đến 606.000 người đã thiệt mạng do các thảm họa về thời tiết gây nên trong vòng hơn 20 năm qua, cùng với 4,1 tỷ người khác đang bị thương, phải bỏ nhà cửa đi sơ tán, hoặc đang trong tình trạng cần viện trợ khẩn cấp.
“Thời tiết và khí hậu luôn là những tác nhân chính gây ra các thảm họa, thiên tai đối với con người. Bản báo cáo này cho thấy thế giới chúng ta đang phải trả một cái giá quá đắt” - bà Margareta Wahlstrom, người đứng đầu của tổ chức UNISDR nhận xét. “Thiệt hại về kinh tế này là một thách thức rất lớn đối với các quốc gia đang phát triển trong cuộc chiến chống đói nghèo và giảm khí thải”.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thiên tai do khí hậu gây ra là Hoa Kỳ (472 vụ), Trung Quốc (441), Ấn Độ (288), Philippines (274) và Indonesia (163). Nếu tính trên bình diện châu lục thì châu Á là khu vực bị thảm họa thiên nhiên tàn phá kinh hoàng nhất, với 332.000 người chết và 3,7 tỷ người chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp.
Một thống kê khác cũng rất đáng chú ý: tổng số các thiên tai do thời tiết gây nên được ghi nhận đang tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây. Trong vòng 10 năm qua, số vụ thảm họa trung bình đã tăng hơn 14%, và tăng gấp đôi so với cách đây 20 năm. Trong đó, lũ lụt được xem là mối đe đọa thường trực nhất cho con người, chiếm tỉ lệ đến 47% tổng số thiên tai xảy ra từ năm 1995 đến 2005. Tuy vậy, bão lốc mới là thảm họa nguy hiểm nhất, đã cướp đi sinh mạng của 242.000 người trong cùng khoảng thời gian nói trên.
Bảo báo cáo này được đưa ra chỉ ít ngày trước khi Hội nghị thường niên về Khí hậu của Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bắt đầu diễn ra tại Paris vào ngày 30 tháng 11 tới đây, gọi tắt là COP 21. Bất chấp chuỗi khủng bố đẫm máu liên hoàn vừa nhằm vào thủ đô nước Pháp ngày 13/11 vừa qua, đoàn đại biểu của hơn 190 quốc gia khắp thế giới vẫn sẽ tề tựu đông đủ tại đây trong 1 tuần lễ như đã định. Các nước sẽ cùng nhau thảo luận về phương cách giải quyết hiện tượng nóng lên trên toàn cầu, cũng như đưa ra các sáng kiến và thể chế về việc triển khai các hành động cụ thể nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Năm nay, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới kỳ vọng sẽ đạt được một thống nhất chung mang tính pháp lý trên phạm vi toàn cầu để giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu. “Về lâu dài, thỏa thuận tại COP 21 ở Paris sắp tới về vấn đề cắt giảm khí thải nhà kính sẽ đóng góp đáng kể trong những nỗ lực giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do thiên tai gây ra bởi sự ấm lên toàn cầu và gia tăng mực nước biển” – bà Wahlstrom cho biết.
Tuy nhiên, bà Wahlstrom còn nhấn mạnh rằng, trong ngắn hạn chính phủ các nước cần truyền thông đầy đủ càng sớm càng tốt đến người dân của mình, đảm bảo họ ý thức được và tránh có những hành động có thể gây ra nguy hiểm cho tự nhiên, ví dụ như chặt cây, đốt phá rừng bừa bãi, tình trạng tự do di canh di cư, hoặc gây ô nhiễm cho tài nguyên biển..../.
Ngọc Vũ (theo Business Insider)