【kèo nhà cái pro】Dịch tễ bệnh lao giảm từ năm 2000

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, hoạt động chương trình chống lao tại Cà Mau tiếp tục duy trì, phát huy những thành tựu đạt được của giai đoạn trước. Điều trị lao đạt kết quả tốt. Hằng năm đã phát hiện và điều trị cho trên 1.500 người mắc lao với tỷ lệ chữa khỏi cao trên 95% trường hợp mắc mới.

Dịch tễ bệnh lao giảm trung bình hằng năm là 4,6% từ năm 2000 đến nay. Hầu hết các kỹ thuật mới đều được áp dụng hiệu quả. Đến nay, có gần 100 người mắc lao kháng thuốc được thu nhận điều trị.

Nhân viên y tế Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau hướng dẫn người dân phương pháp điều trị bệnh lao.

Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, Trưởng Khoa Lao và Bệnh phổi, Trung tâm Phòng, chống các bệnh xã hội tỉnh Cà Mau, cho biết, hiện Cà Mau áp dụng nhiều kỹ thuật mới, đột phá hiệu quả, như kỹ thuật Gene Xpert chỉ trong 2 giờ có thể trả lời có vi khuẩn lao hay không, nhiều hay ít và có kháng với thuốc rifampicine hay không với độ nhậy rất cao, độ đặc hiệu cao tương đương kỹ thuật nuôi cấy (phải mất 2-4 tháng nếu theo phương pháp truyền thống). Mặt khác, kỹ thuật này thao tác đơn giản, có thể thực hiện ngay tại tuyến huyện. Hiện nay, Cà Mau có 5 máy Gene Xpert, nhờ áp dụng các kỹ thuật mới mà công tác phát hiện và điều trị lao ngày càng hiệu quả.

Ngoài ra, Cà Mau đã xây dựng được mạng lưới phòng, chống bệnh lao đến cơ sở, giúp giảm quá tải ở tuyến trên và chuẩn hoá kỹ thuật tuyến tỉnh, lồng ghép quản lý và thực hành xử trí tốt tại tuyến cơ sở - lấy người bệnh làm trung tâm. Cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh hằng năm cho hơn 1.000 người bệnh, tránh được cho hàng ngàn người không bị chết vì bệnh lao. Phát hiện và điều trị thường quy lao đa kháng thuốc và cả lao siêu kháng thuốc với công nghệ mới và phác đồ thuốc mới.

Ngoài ra, được sự hỗ trợ của Đại học Sydney cả về kỹ thuật và hỗ trợ tài chính, xây dựng mô hình điểm thực hiện chiến lược thanh toán bệnh lao, từ đó chương trình chống lao quốc gia tại Cà Mau hoạt động ngày càng hiệu quả.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng người bệnh tự ý bỏ trị đang ở mức báo động, có xu hướng gia tăng, gây khó khăn cho công tác điều trị, phòng, chống bệnh lao tại cộng đồng. Tình trạng lao đa kháng thuốc chủ yếu được xác định là do người bệnh điều trị không đúng, không đủ, không tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc không đủ thời gian để tư vấn cho bệnh nhân và chưa hỗ trợ tích cực cho người bệnh.

Theo Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn, căn bệnh này vẫn chưa được khống chế do nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể đến người nhiễm lao mắc thêm bệnh nhiễm trùng cơ hội, điển hình là HIV. Y học coi HIV và lao như cặp bài trùng bởi virus HIV làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, vi khuẩn lao nhân cơ hội này bùng phát, diễn biến nặng nề hơn, đặt ra nhiều vấn đề trong chẩn đoán, điều trị. Hiểu biết của người dân về bệnh lao và cách phòng chống lao còn hạn chế, xã hội còn kỳ thị bệnh nhân lao dẫn đến người bị bệnh thường giấu bệnh. Đa số bệnh nhân lao đều là người nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, ít được tiếp cận các phương tiện truyền thông nên ý thức phòng chống còn nhiều hạn chế. Tổ chống lao tuyến huyện, thành phố trình độ chuyên môn không đồng đều nên công tác phòng chống lao còn hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa. Khó khăn về chế độ đãi ngộ đối với nhân viên y tế chương trình chống lao. Nguồn nhân lực thiếu hụt và không ổn định ở các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

Để khắc phục những khó khăn trên, đưa công tác phòng, chống lao tại Cà Mau ngày càng đạt hiệu quả, ngành y tế Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát hiện thường quy, phát hiện chủ động dựa vào quản lý điều trị trong chương trình chống lao, các bệnh nhân lao và lao đa kháng thuốc. Chú trọng chất lượng quản lý điều trị, giảm bỏ trị. Duy trì và mở rộng phối hợp lao/HIV, lao và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao đa kháng thuốc, lao trẻ em, lao trong các trại giam, phối hợp y tế công - tư…

Ngoài ra, tăng cường công tác vận động, truyền thông, huy động xã hội tại các tuyến của hệ thống y tế nhằm nâng cao nhận thức về bệnh lao và huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống lao. Tăng cường thử nghiệm thuốc, phác đồ điều trị và thí điểm các mô hình sáng kiến mới trong công tác phòng chống lao. Hướng dẫn, hỗ trợ địa phương triển khai Thông tư 04/2016/TT-BYT quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh lao, đảm bảo người nghi lao, bệnh nhân lao dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ phòng chống lao và được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, Bác sĩ Nguyễn Văn Sơn cho biết thêm

Lê Kim