【bóng da.wap】Vị vua đầu tiên trong sử Việt xưng đế, sau truyền ngôi cho người ngoài?

(VTC News) -

Ông là người đầu tiên xưng đế,ịvuađầutiêntrongsửViệtxưngđếsautruyềnngôichongườingoàbóng da.wap lập nên vương triều riêng, sau truyền ngôi cho người ngoài không phải con cháu ruột thịt.

Ông chính là Lý Nam Đế (503 – 548), tên húy là Lý Bí hay Lý Bôn.

Trong cuốn sách 54 vị hoàng đế Việt Nam viết:“Lý Nam Đế là hoàng đế đầu tiên của nước ta, bởi ông lập triều đình riêng là sự khẳng định chủ quyền độc lập, bền vững muôn đời của dân tộc ta. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, người Việt tự xây dựng cho mình cơ cấu nhà nước mới theo chế độ tập quyền trung ương”.

Lý Nam Đế là người lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Lương thành công, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Vạn Xuân. (Ảnh minh hoạ)

Lý Nam Đế là người lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Lương thành công, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Vạn Xuân. (Ảnh minh hoạ)

Năm 544, Lý Nam Đế đánh đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi nước ta. Ông lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân, tự xưng là Nam Việt Đế, đóng đô tại Long Biên, dựng điện Vạn Thọ. Lúc bấy giờ, diện tích nước ta gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nay và một phần đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.

Quốc hiệu Vạn Xuân của Việt Nam khi đó thể hiện sự trường tồn, bất diệt cùng thời gian. Lý Nam Đế hi vọng sẽ xây dựng được một đất nước hùng mạnh, thanh bình, độc lập, thịnh vượng đến muôn đời sau. Nhà nước Vạn Xuân tồn tại trong 58 năm (544 – 602) với 3 đời vua.

Đáng tiếc, Lý Nam Đế chỉ trị vì được 4 năm thì bệnh nặng. Năm 548 ông qua đời, thay vì truyền ngôi cho con cháu, ông quyết định ủy thác cho tướng Triệu Quang Phục giữ yên bờ cõi.

Triệu Quang Phục lên ngôi nhưng chỉ xưng vương, không xưng đế, lấy hiệu là Triệu Việt Vương. Trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua họ Triệu, tên húy là Quang Phục, là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên, uy tráng, dũng liệt, theo Nam Đế đi đánh dẹp có công, được trao chức Tả tướng quân. Nam Đế mất, bèn xưng vương, đóng đô ở Long Biên, sau dời sang Vũ Ninh”.

Tuy chỉ ở ngôi được 4 năm, nhưng Lý Nam Đế để lại trên dòng sử Việt Nam trang chói lọi. Cảm ơn đức lớn của ông, nhân dân đặt đền thờ ông ở nhiều nơi, hậu thế lại dùng tên ông để đặt cho nhiều đường phố ở các đô thị lớn. 

Kim Nhã