【bongda.comcom】Thúc đẩy tiêu thụ cá tra trong thị trường nội địa

thuc day tieu thu ca tra trong thi truong noi dia
Chế biến các sản phẩm cá tra. Ảnh: T.H

Theúcđẩytiêuthụcátratrongthịtrườngnộiđịbongda.comcomo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong những tháng đầu năm 2020, hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm sút do tác động kép của đại dịch cúm Covid-19 và xâm nhập mặn. Trong khi đó, sản lượng cá tra năm 2019 đạt mức 1,72 triệu tấn dẫn đến nguồn cung dư thừa, tiêu thụ sản phẩm khó khăn.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra tính đến hết tháng 4/2020 chỉ đạt 449.515 USD, giảm 26,9% so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu giảm ở thị trường EU (36,1%), ASEAN (24,4%), Trung Quốc (20,2%), Hoa Kỳ (14,6%), thị trường khác (30,8%). Trong tháng 5, xuất khẩu cá tra đã hồi phục dần so với tháng 4, tuy nhiên so với cùng kỳ ngoái vẫn thấp hơn 15% và kết quả sau 5 tháng ước đạt gần 600 triệu USD, giảm 24%.

Theo nhận định của VASEP, với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp tại các thị trường xuất khẩu lớn, như: Mỹ, EU, Brazil… nên xuất khẩu cá tra trong quý 2 khó có thể thoát khỏi mức tăng trưởng âm. Nếu quý 3, tình hình dịch bệnh tại các nước đang là tâm dịch nằm trong tầm kiểm soát, hoạt động sản xuất, kinh doanh mở cửa trở lại thì xuất khẩu cá tra mới có cơ hội phục hồi trở lại.

Tại Hội nghị bàn giải pháp sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu cá tra trong bối cảnh hiện nay được tổ chức tại An Giang mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã vạch ra hướng đi cho ngành cá tra trong thời gian tới, bao gồm cả lộ trình xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

Theo đó, trong tháng 5 và tháng 6/2020, các doanh nghiệp tập trung vào xuất khẩu sản phẩm cá tra sang thị trường Trung Quốc, vì thị trường này đang phục hồi khá tốt. Tiếp đó, từng bước tháo gỡ các thị trường khác, như thị trường châu Âu, thị trường Hoa Kỳ.

Và quan trọng hơn là năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết tâm cùng với các DN, các địa phương mở tiếp những thị trường mới đầy tiền năng, đặc biệt là phải thị trường nội địa. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với thị trường nội địa 100 triệu dân này, đây mới là thị trường bền vững lâu dài.

Sự phụ thuộc vào xuất khẩu đã khiến ngành hàng gặp nhiều khó khăn khi các đơn hàng bị đối tác hủy hoặc hoãn giao hàng do lệnh giãn cách xã hội ở hầu hết các quốc gia nhập khẩu.

Ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu, để hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong tháng 6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp cùng các ngành liên quan mời những tập đoàn bán lẻ lớn ở Việt Nam ngồi lại, cùng nhau bàn giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá tra ở thị trường nội địa.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, chỉ cần nội địa tiêu thụ được 10%-20% sản lượng cá tra thì sẽ giảm áp lực cho xuất khẩu đang khó khăn hiện nay.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến sẽ tổ chức sự kiện Kết nối sản xuất và tiêu thụ nội địa các sản phẩm cá tra gắn với Phiên chợ các sản phẩm thủy sản tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp từ ngày 9 đến 12/6 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động, các hiệp hội, doanh nghiệp, các nhà phân phối…

Đây là sự kiện nhằm nhằm kết nối cung cầu theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ cá tra và các sản phẩm thủy hải sản tại thị trường trong nước; Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, sản phẩm thủy sản sạch, an toàn tới người tiêu dùng trong cả nước; gắn kết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến XK với thị trường trong nước. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ các loại sản phẩm cá tra cho thị trường tiêu thụ nội địa và tổ chức gặp gỡ, hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra với các doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm tại Hà Nội và thị trường phía Bắc.