【thứ hạng của giải hạng nhất áo】Sự ra đời của thực tế địa
Theo lời Tổng thống Nga Vladimir Putin, thỏa thuận "thực sự có tầm quan trọng lịch sử, mở ra những triển vọng dài lâu để phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi cho công dân các nước chúng ta". Trong khi đó, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev gọi thỏa thuận này là sự ra đời của "thực tế địa-kinh tế mới". Còn Nghị sĩ Aleksey Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho rằng việc ký kết thỏa thuận trên là sự khẳng định thành công của tiến trình hội nhập giữa Nga, Kazakhstan và Belarus đồng thời vô hiệu hóa âm mưu của các thế lực bên ngoài nhằm áp đặt sự chi phối về kinh tế và chính trị lên chính các nước này.
Song truyền thông phương Tây lại nhận định Liên minh Âu-Á được thành lập trong sự vội vã. Thực tế, đây là khu vực kinh tế đang đi xuống nghiêm trọng từ sau khủng hoảng Ukraine. Được thiết kế gần giống như Liên minh châu Âu, mục đích lập Liên minh Âu-Á là nhằm phá bỏ những rào cản phi thuế quan để hàng hóa, người dân được tự do lưu thông. Ba nước thành viên này đều có cùng đặc tính… và cùng vấn nạn. Cả ba quốc gia đều chiếm ưu thế về công nghiệp nguyên vật liệu: khí đốt và dầu hỏa khai thác từ biển Caspi đối với Kazakhstan, Belarus thì tập trung khai thác chất hóa học bồ tạt và nông nghiệp, còn Nga chuyên về khí đốt và dầu hỏa.
Cả ba đều đang nhiễm căn bệnh nan y là tham nhũng, thiếu vốn đầu tư và bất ổn tiền tệ. Theo nhận định của ông Chris Weafer, một chuyên gia tư vấn kinh tế, chỉ có nước Nga là lợi nhất trong Liên minh kinh tế này. Nga đang có tỉ lệ dân số già đi nên sẽ có cơ hội thu hút được lực lượng lao động trẻ đến từ các nước trong khối Liên minh Âu-Á. Ví dụ như Kirghizistan, là một ứng cử viên tương lai để gia nhập khối này.
Dẫu sao việc thành lập một liên minh với hơn 170 triệu người, chiếm 1/5 trữ lượng khí đốt thế giới và gần 15% trữ lượng dầu càng làm cho Tổng thống Putin tự cao hơn bởi vì nó có ý nghĩa quan trọng làm cho các quốc gia phương Tây thấy rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm đến nước Nga không hề có hiệu quả. Tuy vậy, theo truyền thông phương Tây, trước mắt có thể Nga chưa thấy được hậu quả của việc trừng phạt, vì nước này còn khoản dự trữ tiền mặt khá lớn, nhưng về lâu dài, các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ phát tác vì chúng góp phần làm cho giới đầu tư thêm ngờ vực và dần rút vốn khỏi nước Nga.