Đồng Nai: Xuất nhập khẩu có dấu hiệu nhập siêu | |
Bước đột phá về thủ tục xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp tại Đồng Nai,ấtlượngdịchvụsẽtạođộtpháxuấtnhậpkhẩutạiĐồngNaiBìnhThuậsố liệu thống kê về liverpool gặp aston villa Bình Thuận | |
Khai thác giá trị kinh tế từ hai cửa khẩu cảng biển đầu tiên của Đồng Nai và Bình Thuận |
Tàu chở thiết bị điện gió nhập khẩu cập Cảng Quốc tế Vĩnh Tân. Ảnh: Cảng Vĩnh Tân cung cấp |
Xuất nhập khẩu nhanh hơn, thuận lợi hơn
Là một doanh nghiệp (DN) làm dịch vụ logistics trên địa bàn Đồng Nai và các tỉnh lân cận, ông Nguyễn Hùng Anh, Giám đốc Công ty Dịch vụ Bay Kao cho biết, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của các DN trên địa bàn liên tục tăng trưởng trong những năm qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt khi kinh tế hồi phục trở lại sau đại dịch Covid-19. Thời gian qua, Công ty Bay Kao làm thủ tục cho rất nhiều lô hàng nhập khẩu các mặt hàng như linh kiện ô tô, dầu nhớt, gỗ tròn… Theo quy định, những mặt hàng này phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập. Do đó, DN phải mở tờ khai tại các chi cục hải quan cửa khẩu cảng tại TPHCM, sau đó mới kéo hàng về kho tại Đồng Nai. “Đoạn đường từ các cảng của TPHCM về Đồng Nai thường xuyên kẹt xe, nên việc kéo hàng từ cảng về kho của DN khá vất vả và mất nhiều thời gian” – ông Nguyễn Hùng Anh cho biết.
Thời gian tới, khi các mặt hàng này đều có thể làm thủ tục hải quan ngay tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ được rút ngắn đi rất nhiều. Theo ông Nguyễn Hùng Anh, đoạn đường được rút ngắn khoảng 40 km so với trước đây, qua đó tiết kiệm được 10-30% chi phí logistics nội địa cho DN.
Hiện Công ty Bay Kao đã thông báo và trao đổi với các DN khách hàng về kế hoạch chuyển các thủ tục hải quan cho những lô hàng nhập khẩu kể trên về tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai và nhận được sự đồng thuận rất cao của các DN.
Tương tự, ông Đặng Văn Điềm, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai đánh giá việc có hai chi cục Hải quan cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận là tin vui cho các DN hoạt động xuất nhập khẩu trên hai địa bàn này và các tỉnh lân cận. Bởi từ khi TPHCM có chủ trương thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển, các DN ngoài TPHCM đều rất lo lắng về việc chi phí xuất nhập khẩu sẽ tăng lên. Nhưng với việc có thể làm thủ tục ngay trên địa bàn, DN sẽ vừa tránh được các khoản chi phí phát sinh này, lại vừa tiết kiệm được đáng kể thời gian và chi phí so với trước đây.
Thời gian qua, chất lượng dịch vụ của các cảng tại Đồng Nai và Bình Thuận được đánh giá khá tốt. Với triển vọng sẽ thu hút thêm nhiều hàng hóa về cảng, các DN xuất nhập khẩu mong muốn hai cảng này vẫn duy trì được chất lượng dịch vụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, để DN có thể làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đồng Nai và Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Bình Thuận, các cảng cần đàm phán để hãng tàu mở tuyến vận tải về Đồng Nai. Cùng với đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng cần mở văn phòng tại cảng để tạo thuận lợi hơn cho DN trong quá trình làm thủ tục tại đây.
Mở rộng đầu tư, nâng cao dịch vụ cảng
Với triển vọng thu hút thêm nhiều chủng loại và gia tăng sản lượng hàng hóa về cảng trong thời gian tới, Cảng Đồng Nai và Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đều đang lên kế hoạch đầu tư các trang thiết bị làm hàng hiện đại, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giám sát hàng hóa XNK thông qua cảng…
Ông Hà Quốc Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP Cảng Quốc tế Vĩnh Tân cho biết, cảng sẽ đẩy nhanh tiến độ nạo vét, nâng cấp cầu cảng để tiếp nhận các tàu có tải trọng đến 50.000 DWT, đồng thời tổ chức trung tâm logistics gắn liền với cảng để tiến tới cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container, vận tải đa phương thức thông qua cảng đến/từ các nước trên thế giới.
Hiện Trung tâm logistics Bình Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đưa vào quy hoạch trong hệ thống logistics quốc gia, việc thành lập trung tâm này sẽ tạo đà phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa bằng container cho các khu công nghiệp, khu gia công chế xuất của tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng… Cảng Quốc tế Vĩnh Tân đang nghiên cứu phương án tiền khả thi để xây các kho CFS làm hàng container và thiết lập các tuyến vận tải biển Feeder container nối cảng quốc tế Vĩnh Tân và các cảng phía Bắc, phía Nam; nối cảng quốc tế Vĩnh Tân với các cụm cảng nước ngoài như Hồng Kông, Kaohsiung (Đài Loan - Trung Quốc) hoặc Singapore… thúc đẩy việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khu vực tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và một phần khu vực Tây Nguyên.
Với việc phát triển theo mô hình cảng cửa khẩu, ông Hà Quốc Hùng cho biết, thời gian tới Cảng Quốc tế Vĩnh Tân sẽ tiếp tục khai thác mặt hàng thiết bị điện gió phục vụ các dự án trong tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận. Đặc biệt là các dự án điện gió ngoài khơi khu vực tỉnh Bình Thuận và các tỉnh lân cận, mặt hàng thiết bị phục vụ cho việc xây dựng nhà máy nhiệt điện và các thiết bị phục vụ cho xây dựng các nhà máy trong khu công nghiệp Tuy Phong, khu công nghiệp Phước Nam…
Đáng chú ý, một số khách hàng của Cảng Quốc tế Vĩnh Tân cho biết sắp tới sẽ nhập quặng titan thô về chế biến tại các nhà máy trong tỉnh sau đó tái xuất ra nước ngoài; cùng với đó là mặt hàng đá loka xuất khẩu với khối lượng vài triệu tấn/năm. Nhà máy nhôm Lâm Đồng cũng đang đàm phán với cảng để đưa toàn bộ khối lượng sản xuất bột nhôm xuất khẩu qua cảng với sản lượng ước tính 1,2 triệu tấn/năm. Ông Hùng cũng kỳ vọng vào tiềm năng xuất khẩu của mặt hàng thanh long Bình Thuận khi Chính phủ đang khuyến khích chuyển từ hình thức xuất tiểu ngạch đi Trung Quốc qua biên giới phía Bắc sang hình thức xuất chính ngạch và mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Bắc Á (ngoài Trung Quốc), Australia, Trung Đông…
Ông Bùi Khắc Chính, Phó Giám đốc Logistics Công ty CP Cảng Đồng Nai cũng cho biết sẽ đầu tư cải thiện, mở rộng cơ sở hạ tầng bến bãi, cảng; mở rộng hệ thống kho ngoại quan, kho nội địa và kho CFS; xây dựng thêm cầu cảng, đầu tư thêm thiết bị chuyên dụng xếp dỡ làm hàng container…
Đặc biệt, Cảng Đồng Nai sẽ làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan kiểm dịch, giám định chuyên ngành để bố trí lực lượng tại cảng nhằm tạo điều kiện thực hiện các thủ tục liên quan tới XNK hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Đồng thời tích cực làm việc và ký kết hợp đồng thêm với các hãng tàu quốc tế tại Việt Nam để khai thác các tuyến XNK quốc tế về Đồng Nai và ngược lại.