Một góc Bảo tàng Gốm cổ sông Hương Nơi chốn để đi vềHuế, giờ tô bxh ha lan 2" />

【bxh ha lan 2】Những “Lan hiên” trong tâm tưởng

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
Một góc Bảo tàng Gốm cổ sông Hương 

Nơi chốn để đi về

Huế, giờ tôi có thêm một nơi chốn để mà đi về là “Lan hiên” hay còn gọi là Lan viên cố tích - Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của TS. Thái Kim Lan, tại số 120 Nguyễn Phúc Nguyên ở thượng nguồn sông Hương. Nơi chốn đi về là bởi, nơi đó giờ đang có “một phần máu thịt” của người bạn vong niên - cố nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Tấn Phan. Sinh thời, nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan luôn ao ước sẽ thành lập cho riêng mình một bảo tàng gốm cổ, nhưng chưa thực hiện được. Để rồi sau khi ông qua đời, một phần lớn gốm cổ trục vớt dưới lòng sông Hương được TS. Thái Kim Lan mua lại. Và khi thành lập Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, TS. Thái Kim Lan đã trân trọng dành cho cố nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan một góc trưng bày rất trang trọng có tên là “Sưu tập Hồ Tấn Phan”, như một sự tri ân và tưởng nhớ về người anh, người bạn tâm giao của mình.

leftcenterright 

');this.closest('table').remove();">del
“Sưu tập Hồ Tấn Phan”  trong Bảo tàng Gốm cổ sông Hương 

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, nguyên mẫu là khu vườn và ngôi nhà thờ Thái tộc ở số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, TP. Huế là một nền đất rất cổ xưa do tổ tiên bà Thái Kim Lan để lại. Gần như nó song hành với sự “thành lập” và “lớn lên” của TP. Huế. “Tôi đã sinh sống ở đây từ thuở bé. Vậy nên bao nhiêu năm sinh sống ở nước ngoài, trong tâm thức của tôi luôn thao thức với khu vườn, với ngôi nhà, với truyền thống, với gia phong...”, TS. Thái Kim Lan tâm sự. Vậy nên việc biến một khu vườn gắn với nhà thờ gia tộc thành một bảo tàng, theo TS. Thái Kim Lan, trước hết là bà muốn chính mình thay cho Thái tộc từ đường, trải qua nhiều thế hệ, với những trăn trở, thao thức, tích lũy vật chất và tinh thần để “trở dạ sinh thành” một diện mạo mới, một địa chỉ văn hóa mới, nhằm đóng góp thêm vào di sản và gia sản của văn hóa Huế trên dải đất gấm vóc này.

Buồn đong đưa ở Bến Xuân

Những “Lan hiên” độc đáo như “Lan viên cố tích” ở Huế thì nhiều vô kể và luôn hiển hiện trong tâm tưởng của những người Huế xa quê. Ví như “cung phủ” Bến Xuân của vợ chồng nghệ sĩ Camille Huyền - những người đã từ bỏ cuộc sống nhiều người thèm muốn ở châu Âu để trở về Huế sống một cuộc sống có phần lặng lẽ, cùng cách lưu giữ quá khứ theo cách chẳng giống ai. Kiểu như toàn bộ phần gạch, sành sứ… để xây lên “cung phủ” rộng hơn 5 ngàn m2 ở thượng nguồn sông Hương để lưu giữ và quảng bá văn hóa Huế với bạn bè trong, ngoài nước là gạch cổ có tuổi đời hơn 300 năm được sưu tầm, thu mua từng viên từ các công trình cổ loại ra ở Huế trong suốt hơn 10 năm ròng rã, phần lớn còn vẹn nguyên cả những dấu triện xuất xứ.

Và năm đó khi Bến Xuân sắp hoàn thành, Camille Huyền nhìn vào những cánh cửa gỗ ở phòng vẽ của mình và chợt thấy “nó trống vắng sao đó”. Một ý nghĩ lóe lên, bà phác thảo ra giấy chân dung 3 người thầy âm nhạc của mình (hai người Nhật và một người Thụy Sỹ) bằng… thứ ngôn ngữ âm nhạc kiểu như mặt người gắn lên thân một cây đàn nhìn rất lạ và sinh động. Xong, bà nhờ những người thợ điêu khắc gỗ tạc lên những cánh cửa “để mình có thể sống với họ hàng ngày”. Hôm khánh thành Bến Xuân, bà mời bằng được 3 người thầy trong tranh về Huế và tự tay họ ký tên mình vào những bức tranh trên khung cửa bên cạnh chữ ký của tác giả Camille Huyền. Tôi vẫn còn lưu giữ ánh mắt rưng rưng hạnh phúc cùng đôi tay run run của ông Walther Giger - nghệ sĩ Tây Ban Cầm danh tiếng trong ban nhạc thính phòng cổ điển Orches Trio Zurich (Thụy Sỹ), giây phút ông ký tên mình vào khung cửa. “Ở đây, chúng tôi sẽ được sống lâu hơn cuộc đời của mình” - Walther Giger nghĩ thế.

Tầm 15 năm trước, tôi há hốc mồm khi lần đầu tiên nghe Camille Huyền hát nhạc Cung Tiến bởi những bản phối cùng tiếng đàn Tây Ban Cầm quá đẹp, lạ, cùng cách nhả chữ điêu luyện dù bà chỉ là một “tay mơ” âm nhạc. Mãi sau mới biết, Walther Giger chính là người thầy âm nhạc đầu tiên của Camille Huyền và cũng chính là tác giả những bản phối về Cung Tiến được làm cầu kỳ tới mức “tôi hòa âm sao cho phù hợp với tính tình của cô học trò”. Walther Giger luôn lắng nghe và nhìn Camille hát rồi muốn biết Camille nghĩ gì, thấy gì trong những ca khúc của Cung Tiến. Để rồi tiếng đàn và tiếng hát là cuộc đối thoại cùng vui, cùng buồn, cùng màu sắc, cùng nhịp đập, là tình cảm kín đáo của phương Đông và là sự xáo động phản kháng của phương Tây...

Walther Giger quá xứng đáng để sống dài hơn trên những khung cửa của Bến Xuân và trong tim Camille Huyền. Nhưng tôi vẫn thấy lo lo khi bất chợt nghĩ về những bức tranh khác - những bài báo của mình đã lỡ in thành sách về những nhân vật mình từng yêu quý và ngưỡng mộ bất ngờ thay đổi như sấp ngửa bàn tay. Và thế là miền trú ẩn của tôi tan vỡ…

Nhưng có vẻ như tôi lo thừa khi Camille Huyền bảo rằng: “Em à, yêu thương ai đó nghĩa là không hối tiếc. Vậy nên cuộc sống mới có chuyện buồn đong đưa…”. Rồi bất ngờ bà đong đưa thân mình trên tràng kỷ, miệng ậm ừ một giai điệu: “Mẹ ngồi ru con, đong đưa võng buồn, đong đưa võng buồn…”. Bất chợt bà ngưng lại, nói “Buồn đong đưa thì phải đi liền với một giai điệu của Cung Tiến”. Rồi bà lại vừa đong đưa vừa hát bốn câu cuối cùng trong “Vết chim bay” của Cung Tiến, phổ thơ Phạm Thiên Thư: “Cõi người có bao nhiêu/ mà tình sầu vô lượng/ còn chi trong giả tướng/ hay một vết chim bay”.

“Vết chim bay” là “bài tủ” của Camille Huyền do chính Walther Giger hòa âm và chơi Tây Ban Cầm trong một CD từng “mưa gió” trong nhiều sự kiện âm nhạc ở trong và ngoài nước từ nhiều năm trước. Và tôi đã nghe hơn chục ca sĩ trong, ngoài nước của nhiều thế hệ hát “Vết chim bay”, nhưng chưa có bản hòa âm nào, cũng như chưa có ai hát mê say và chín đủ như Camille Huyền trong một miền trú ẩn Huế…