88Point

Kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm nay (18-11) không có nhi tỉ số câu lạc bộ tây ban nha

【tỉ số câu lạc bộ tây ban nha】Trong khó khăn, Mặt trận càng cho thấy sự cống hiến, trưởng thành

Kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm nay (18-11) không có nhiều hoạt động chào mừng như mọi năm do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,ănMặttrậncngchothấysựcốnghiếntrưởtỉ số câu lạc bộ tây ban nha nhưng không vì vậy giá trị, ý nghĩa của ngày này giảm. Trong thâm tâm của những người làm công tác Mặt trận, ngày 18-11 năm nay vẫn rất đáng tự hào và họ chào đón sự kiện đặc biệt này bằng những đóng góp thiết thực, hiệu quả cho sự phát triển của địa phương.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Tiến Châu tặng quà cho người dân khu vực 6, phường III, thành phố Vị Thanh.

Năm nay là năm vất vả với cán bộ Mặt trận các cấp. Bởi nửa đầu năm phải lo tuyển quân, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; còn hiện nay, cuộc chiến chống dịch Covid-19 đang khiến cho cán bộ Mặt trận hao tổn nhiều sức lực. Tuy vậy, họ vẫn luôn quyết tâm từng ngày, từng giờ trong cuộc chiến ấy…

Hết mình chống dịch

Với sức trẻ, lòng nhiệt huyết, anh Nguyễn Ngọc Sau, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam phường IV, thành phố Vị Thanh, đã góp sức thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

Trong công tác tuyên truyền, anh chủ động liên hệ với đại đức Danh Vũ Linh, Trụ trì chùa Pô Thy Răng Sây, khu vực 1, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống để tuyên truyền phòng, chống dịch bằng cả tiếng Việt và tiếng Khmer; đồng thời tuyên truyền bằng loa di động quanh địa bàn.

Cùng với đó, anh Sau tích cực vận động, kêu gọi xã hội đóng góp giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với các đoàn thể thực hiện mô hình “Đi chợ hộ trong thời gian giãn cách”, qua đó giúp đi chợ hộ mua thực phẩm và các vật dụng thiết yếu cho người dân, nhất là người già yếu, neo đơn…

Anh Sau chia sẻ: “Để phòng, chống dịch hiệu quả thì rất cần sự đoàn kết, chung tay của mỗi người. Cán bộ Mặt trận phường và các khu vực đã chủ động, nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác tuyên truyền cũng như quan tâm chăm lo an sinh xã hội mùa dịch. Nhiệm vụ nào cũng được chúng tôi thực hiện tốt vì sự ổn định của địa phương và an toàn của người dân”.

Khi người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đổ về nhiều từ đầu tháng 10 thì tỉnh gặp khó trong việc lo ăn uống cho bà con ở các khu cách ly tập trung. Trong hoàn cảnh ấy, Mặt trận và đoàn thể đã trở thành “cánh tay” đắc lực chia sẻ khó khăn này với cấp ủy, chính quyền. Điều đó đã khắc họa đậm nét sự quyết tâm, tinh thần cưu mang, giúp đỡ dân mình của tỉnh lúc này, dù tình hình khó khăn vẫn chồng chất.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, cho biết, đây là lần đầu tiên địa phương này tiếp nhận số lượng người trở về đông như vậy nên không thể tránh khỏi những khó khăn trong việc lo ăn uống. Chia sẻ khó khăn này, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể thị trấn tích cực vận động người dân trên địa bàn đóng góp gạo, thịt, trứng, rau, củ, quả, nấu cơm hỗ trợ cho bà con.

Mệt mỏi, vất vả nhưng hễ nghĩ đến dân mình có được bữa cơm no lòng là ông Tùng lại có động lực để cố gắng. “Để lo ăn uống hàng ngày cho số lượng người đông như vậy thì không hề đơn giản, công sức bỏ ra để vừa vận động nguyên liệu, nấu ăn và đem đến các khu cách ly là không hề nhỏ. Anh em Mặt trận và đoàn thể của thị trấn đã làm việc hết sức mình vì trách nhiệm và nghĩa đồng bào. Điều tôi thấy vui là người dân địa phương có tấm lòng yêu thương, giúp đỡ, cưu mang đồng bào trong khốn khó khi sẵn sàng quyên góp gạo, thịt, cá, rau, củ, quả phục vụ nấu cơm”, ông Tùng chia sẻ.

Bà Thái Thu Xương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, cho biết, từ đầu tháng 10, người dân từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trở về Hậu Giang rất đông, nhiều người trong số đó có hoàn cảnh rất khó khăn. Trước tình hình này, cán bộ Mặt trận các cấp đã tích cực vận động nhu yếu phẩm, rau, củ, quả thực hiện “Bếp ăn 0 đồng”, “Gian hàng 0 đồng”... hỗ trợ cho người dân đang thực hiện cách ly tập trung. Từ đó giúp người dân trong các khu cách ly giảm bớt khó khăn và góp phần giảm nhẹ áp lực cho tỉnh.

Chưa kể, khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, cán bộ Mặt trận ngày đêm tham gia trực tại các chốt kiểm soát dịch. Dù có mệt mỏi, vất vả, thậm chí đối mặt với nguy cơ bị nhiễm bệnh nhưng họ luôn cố vượt qua, bởi bảo vệ an toàn sức khỏe người dân là điều quan trọng nhất với họ lúc này.

Chính sự tích cực, tiên phong, xông xáo của cán bộ Mặt trận các cấp đã góp thêm những hành động đẹp, tô đậm cho hình ảnh hiên ngang, kiên cường của cả hệ thống chính trị và người dân tỉnh nhà trong cuộc chiến chống đại dịch.

Thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp vận động xã hội hóa nấu cơm gửi tặng cho người dân vừa trở về địa phương.

Tập hợp sức mạnh đoàn kết chống dịch

Sự đóng góp to lớn của hệ thống Mặt trận còn là tập hợp sự đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, lan tỏa truyền thống đoàn kết, ý thức trách nhiệm của từng người với cộng đồng, củng cố niềm tin vào cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống dịch.

Từ Lời kêu gọi đóng góp, ủng hộ cho Quỹ phòng, chống dịch của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhiều tập thể, cá nhân trên địa bàn đã đóng góp, ủng hộ một cách tự nguyện, với mong muốn dịch mau qua.

Chi phí sinh hoạt hàng ngày của ông Dương Ngọc Bạch, ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, nhờ vào số tiền mà các con gửi cho và phần trợ cấp xã hội được nhận hàng tháng. Chỉ đủ lo cái ăn cái mặc vậy mà ông Bạch đã quyết định dùng số tiền 270.000 đồng (số tiền trợ cấp xã hội được nhận mỗi tháng) để đóng góp vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Bạch cho biết thấy rất thương những y, bác sĩ, các chiến sĩ công an, quân đội đang căng mình phòng, chống dịch. Ông thấy Đảng, Nhà nước rất lo cho dân khi tìm đủ mọi cách để có nguồn vắc-xin, nhưng để mua được thì tốn rất nhiều tiền nên ông muốn đóng góp một ít để chia sẻ khó khăn với đất nước.

“Tôi cố gắng chi xài tiết kiệm một chút để dư ra số tiền ấy đem đi ủng hộ. Sự đóng góp của tôi nhỏ nhoi như “hạt cát trong một đống cát” nhưng tôi muốn dùng hành động của mình để tạo ra sức lan tỏa cho tinh thần tương thân, tương ái trong đóng góp phòng, chống dịch. Tôi rất mong mỗi người dân hãy đồng lòng, ai có của góp của, ai có sức góp sức, nhưng trước hết mỗi người hãy thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch. Ý thức của từng người có ý nghĩa quyết định để đẩy lùi đại địch”, ông Bạch nói.

Ở các địa phương cũng có nhiều cách làm, mô hình thiết thực để huy động sự góp sức, tham gia của nhiều người trong công tác phòng, chống dịch.

Tại xã Tân Thành, thành phố Ngã Bảy, Mặt trận địa phương này ra mắt mô hình “Khu dân cư tự quản về phòng, chống dịch Covid-19” ở ấp Đông An 2A. Có 12 thành viên tham gia mô hình; họ có nhiệm vụ triển khai, tuyên truyền cho Nhân dân các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch; có trách nhiệm nắm tình hình, theo dõi, giám sát người dân trong thực hiện phòng, chống dịch; đồng thời vận động mạnh thường quân, nhà hảo tâm chung tay góp sức chăm lo, giúp đỡ những hộ gia đình cách ly tại nhà và hỗ trợ các hộ khó khăn do ảnh hưởng của dịch…

“Mỗi quý, các thành viên sẽ tổ chức sinh hoạt 1 lần để đánh giá kết quả hoạt động đã qua và đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. Việc ra mắt mô hình này góp phần huy động, tập hợp sự đoàn kết của người dân giúp cho công tác phòng, chống dịch ở địa phương được hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Văn Lịnh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Thành, cho biết.

Trong khi đó, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đã ra mắt mô hình “Hỗ trợ an sinh cho đối tượng cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19”.

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phụng Hiệp, việc ra mắt mô hình này có ý nghĩa thiết thực, nhằm tiếp tục vận động, kêu gọi mạnh thường quân, nhà hảo tâm gần xa đóng góp hỗ trợ, giúp đỡ, san sẻ khó khăn với người dân trong các khu cách ly tập trung cũng như người dân địa phương có cuộc sống khó khăn do dịch, góp phần lan tỏa tinh thần “lá lành đùm lá rách” tốt đẹp của dân tộc ta.

Bà Thái Thu Xương nói: “Chúng tôi đã ghi nhận sự đóng góp, ủng hộ của nhiều người dân trong công tác phòng, chống dịch; không ít người có cuộc sống khó khăn, vất vả nhưng họ có chung suy nghĩ và hành động đẹp, cùng nhau lan tỏa truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam những lúc khó khăn, hoạn nạn và khi Tổ quốc cần”.

* *

*

Khó có thể kể hết sự đóng góp của Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh trong công tác phòng, chống dịch. Các hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng, phong phú hay những phần quà được trao đến tận tay người dân của Mặt trận đã và đang thể hiện vai trò tích cực đồng hành cùng cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống đại dịch... Sự đóng góp ấy đã được cấp ủy, chính quyền các cấp ghi nhận, đánh giá cao.

Cuộc chiến chống đại dịch được dự báo sẽ còn kéo dài. Nhiệm vụ và trách nhiệm mà cán bộ Mặt trận các cấp phải làm vẫn còn rất lớn. Tuy nhiên, họ không hề tỏ ra bi quan, chán nản hay chùn bước; họ coi những khó khăn, thử thách đó là cơ hội để rèn luyện sự kiên trì, bền bỉ và giúp họ sự trưởng thành hơn. Đây là cơ sở để họ vững bước tiến lên dù phía trước có là sóng to, gió lớn...

Ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp của Mặt trận cho công tác phòng, chống dịch. Thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị Mặt trận các cấp thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động tập hợp sức mạnh đoàn kết của Nhân dân thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, đặc biệt là huy động sự đoàn kết, đồng lòng trong công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, Mặt trận cần thực hiện tốt công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phối hợp tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại, tiếp xúc cử tri phù hợp với tình hình hiện nay.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap