【xem trưc tiep bong da】Tiềm ẩn khó khăn nguồn cung và tăng nóng về giá
Từ tháng 3,ềmẩnkhókhănnguồncungvàtăngnóngvềgiáxem trưc tiep bong da nguồn cung xăng dầu có thể giảm
Do áp lực giá nhập khẩu xăng thế giới tăng cao, giá xăng trong nước chưa kịp điều chỉnh theo chu kỳ 10/ngày của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do sự cố tài chính khiến cho nguồn cung xăng dầu khan hiếm đã xảy ra tình trạng tạm dừng bán hàng ở nhiều cây xăng một số tỉnh phía Nam trước và trong dịp Tết Nguyên đán 2022.
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng thẳng thắn nhìn nhận, trên phạm vi cả nước đều đã xuất hiện những hiện tượng khá giống nhau, đóng cửa hàng, hoặc mở ít giờ, bán nhỏ giọt; tìm nhiều lý do để trì hoãn mở cửa hoặc bán với giá cao hơn, gây tâm lý bất an. Có hiện tượng găm hàng để trục lợi diễn ra ở cả 3 loại hình doanh nghiệp: đầu mối, thương nhân phân phối và đặc biệt ở các cửa hàng bán lẻ.
Đứng trước thực tế nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định xăng dầu là mặt hàng chiến lược, vì thế phải bảo đảm nguồn cung trong mọi tình huống. Theo đó, Bộ Công thương đôn đốc việc gia tăng hoạt động cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, bán lẻ xăng dầu); thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện xử lý vi phạm, thậm chí có thể rút giấy phép kinh doanh.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Trần Duy Đông cho biết, với nhu cầu khoảng 1,8 - 2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung như trên cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường trong tháng 2/2022. Từ tháng 3/2022, nguồn cung có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường. “Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy đủ 100% công suất từ 15/3/2022. Hiện, các thương nhân đầu mối cũng đã có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (nếu Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn không bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất như kế hoạch). Tuy nhiên, áp lực hiện nay là giá nhập khẩu xăng dầu thế giới liên tục tăng cao tạo ra khó khăn về giá kinh doanh của doanh nghiệp”-ông Trần Duy Đông nói.
Điều hành linh hoạt sát với giá thị trường thế giới
Những hành vi treo biển hết xăng, hoặc bán cầm chừng không phải là câu chuyện mới, mà đã tái diễn trong nhiều năm trở lại đây. Các chuyên gia cho rằng, ngoài yếu tố cung cầu thị trường, còn do chính sách điều hành xăng dầu hiện nay còn chậm so với diễn biến của thị trường thế giới. Nguyên nhân khan hiếm nguồn cung, có dấu hiệu găm giữ hàng chờ tăng giá vừa qua, do kỳ điều hành vừa qua rơi vào ngày mùng 1 tết, nên thời gian điều hành bị hoãn lại, nghĩa là giá xăng dầu trong nước đang bị kìm hãm tăng trong gần 20 ngày.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay, Việt Nam áp dụng cơ chế điều hành giá theo quy trình 10 ngày một lần, trong khi đó, tất cả các doanh nghiệp đều đã biết tình hình giá cả thế giới. Vì thế, nếu biến động có xu hướng tăng lên, thì nhất định 10 ngày sau, Nhà nước sẽ điều chỉnh giá và họ sẵn sàng găm hàng lại, chờ đến chu kỳ công bố giá tới mới bán. Dù tình hình diễn ra như vậy, nhưng tất cả các chế tài xử lý của các cơ quan quản lý vẫn chưa nghiêm, nên sự việc vẫn lặp đi lặp lại. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước cần kiên quyết hơn trong việc xử lý vi phạm.
Còn theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh - chuyên gia tài chính, về nguyên tắc, quy định doanh nghiệp đầu mối phải dự trữ tối thiểu 20 ngày nên nói thiếu xăng dầu là không hợp lý. “Nguồn cung xăng dầu thời gian tới hoàn toàn có thể trở về bình thường khi các nhà máy tăng công suất lên. Việc nhập khẩu xăng dầu cũng có thể tiến hành nhưng phải đàm phán trước từ 3-6 tháng để đảm bảo giá hợp lý, bởi nếu mua ngay thì giá và chi phí rất cao, chi phí đắt. Về lâu dài, chúng ta cần có quỹ xăng dầu lớn hơn, để trong trường hợp đặc biệt có thể xả quỹ dự trữ, đáp ứng trong thời gian nguồn cung trong nước thiếu hụt như vừa qua. Nguồn dự trữ này có thể đáp ứng tiêu dùng ít nhất trong từ 3-6 tháng, thậm chí là 1 năm, mới có thể đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai vững chắc”- PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh nói.
Trước đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 5 ngày, hoặc ít hơn để giá bám sát hơn với thị trường thế giới, ông Trần Duy Đông cho rằng, điều chỉnh giá xăng 10 ngày/lần theo Nghị định 95/2021/NĐ-CP là sát với giá biến động của thế giới. Trong trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường quá lớn, chẳng hạn như 3 - 4 ngày mà ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội và nguồn cung, thì liên Bộ Công thương - Tài chính sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhằm điều hành hợp lý.
Về lâu dài, Bộ Công thương đề nghị Chính phủ cho phép liên Bộ Công thương, Tài chính được linh hoạt điều hành giá xăng dầu trong nước để tiệm cận giá thế giới. Trong điều kiện nguồn cung ở thời điểm nào đó gặp khó khăn thì cho phép được sử dụng quỹ dự trữ xăng dầu quốc gia khi cần thiết và kiến nghị Chính phủ xem xét nâng mức dự trữ xăng dầu bằng hiện vật.
Thanh tra hoạt động kinh doanh xăng dầu trên toàn quốcĐể đảm bảo hoạt động cung ứng xăng dầu không bị đứt gãy, ngăn chặn tình trạng găm giữ hàng, chờ tăng giá, Bộ Công thương chỉ đạo thành lập Đoàn thanh tra cơ động, tiến hành thanh, kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối, phân phối, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên cả nước. Theo đó, đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu kiên quyết đình chỉ, tạm đình chỉ, rút giấy phép nếu từ 6 tháng trở lên kể từ thời điểm kiểm tra trong tháng 2/2022 trở đi mà không nhập khẩu xăng dầu để cung ứng cho thị trường. |