Tháo gỡ điểm nghẽn phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam bộ | |
Để liên kết vùng mang lại hiệu quả thực chất | |
Thay đổi tư duy trong liên kết phát triển kinh tế vùng | |
Liên kết vùng tốt sẽ tận dụng được tiềm năng,ênkếttiểuvùngBắcTrungbộLựccảnđếntừtưtưởngcụcbộđịaphươđội hình sc braga gặp union berlin lợi thế sẵn có của các địa phương |
Nhiều tiềm năng
Phát biểu tại tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Bắc Trung bộ trong bối cảnh mới" diễn ra ngày 12/8, ông Vũ Đại Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, tiểu vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, là địa bàn đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, chính trị, quốc phòng - an ninh, nằm trọn vẹn trong phạm vi quản lý của Quân khu 4 (diện tích 5,2 triệu ha 10% cả nước; dân số gần 10 triệu người). Các tỉnh trong vùng đều có đặc điểm chung là phía Tây giáp dãy Trường Sơn và nước bạn Lào, phía Đông giáp Biển Đông; địa hình kéo dài, phân định phức tạp, đa dạng (vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng cát ven biển); thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động.
Từ thực tiễn cấu trúc địa hình, phân bổ dân cư các tỉnh, Nghị quyết số 39-NQ/TW đã định hướng hình thành một số khu vực kinh tế quan trọng trong tiểu vùng như: thành phố Thanh Hóa; khu Nam Thanh - Bắc Nghệ; Vinh - Bắc Hà Tĩnh gắn với đường 7, đường 8 và cửa khẩu Cầu Treo; Bắc Quảng Bình - Nam Hà Tĩnh gắn với khu công nghiệp Vũng Áng, cảng Hòn La, khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng với đường 12A và cửa khẩu Cha Lo, Đông Hà - Quảng Trị gắn với đường 9 và khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo.
Tiểu vùng Bắc Trung bộ có nhiều tiềm năng to lớn, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển và các hoạt động kinh tế trên dải đất liền ven biển như: Kinh tế hàng hải; nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy, hải sản; du lịch biển; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp gắn với các khu đô thị ven biển; tiềm năng phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng tái tạo...; cùng với địa danh cách mạng, các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu sẽ là tiền đề quan trọng để các tỉnh trong vùng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự bứt phá trong giai đoạn tới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tiểu vùng Bắc Trung bộ vẫn là tiểu vùng kém phát triển trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ. Năm 2020, GRDP/người (49 triệu đồng/người), năng suất lao động (87 triệu đồng/lao động); năm 2021 thu nhập bình quân đầu người đều thấp nhất vùng (3.218 triệu đồng/tháng/người so với 3.493 triệu đồng/người/tháng). Mặc dù, khoảng cách về thu nhập so với trung bình vùng và trung bình cả nước đang được thu hẹp lại nhanh hơn các tiểu vùng khác. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia 2016-2020 cũng cao hơn trung bình vùng. Tỷ lệ đô thị hóa của tiểu vùng năm 2020 cũng thấp hơn trung bình vùng và thấp hơn trung bình cả nước (hơn 20% thấp hơn mức 31,47% của cả vùng Duyên hải miền Trung, thấp hơn mức trung bình của cả nước 36,82%). Các hoạt động liên kết vùng vẫn chưa hiệu quả và chưa được như mong muốn.
Từ thực tiễn cấu trúc địa hình, phân bổ dân cư các tỉnh, Nghị quyết số 39-NQ/TW đã định hướng hình thành một số khu vực kinh tế quan trọng trong tiểu vùng. Ảnh: Internet. |
Nhận diện “lực cản”
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo, nhằm triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết các Nghị quyết 6 vùng kinh tế đã được ban hành cách đây gần 20 năm và chủ trương sẽ ban hành các Nghị quyết mới nhằm định hướng cho phát triển các vùng để phát huy được được các tiềm năng, lợi thế, tối ưu hóa nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng vùng trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước. Nghị quyết mới về các vùng cũng là cơ sở, căn cứ chính trị quan trọng để các bộ, ngành ban hành các cơ chế, chính sách mới và bổ sung nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững vùng và các địa phương trong vùng thời gian tới.
Cũng tại phiên trao đổi, đối thoại chính sách, hầu hết đại diện lãnh đạo 5 tỉnh đều thừa nhận, các hoạt động liên kết vùng vẫn chưa hiệu quả và chưa được như mong muốn. Thậm chí có những vấn đề được xem như “lực cản” và khó chạm đến đó là tư tưởng cục bộ địa phương, mạnh ai người nấy làm, không ai chịu liên kết với ai cũng đã được đại diện các địa phương thẳng thắn đưa ra, phân tích, mong muốn tìm ra hướng liên kết mới.
Các ý kiến phát biểu cũng đã đưa ra một số gợi ý nhằm đẩy mạnh liên kết vùng, tiểu vùng trong thời gian tới. Theo đó, cần tạo thống nhất cao hơn nữa trong nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng của liên kết vùng, tiểu vùng. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng liên kết vùng, tiểu vùng như kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ: cao tốc phía đông, đường ven biển; cảng biển, sân bay); phát triển chuỗi đô thị ven biển.
Đồng thời, xây dựng thể chế điều phối liên kết phát triển vùng, tiểu vùng đủ mạnh, có đủ thẩm quyền và nguồn lực. Các lĩnh vực liên kết bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; du lịch; đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin trong tiểu vùng và vùng…