Đây là ý kiến của các đại biểu tại Diễn đàn DN phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) lần thứ IV với chủ đề “Nhân rộng những mô hình kinh doanh giúp giải quyết các thách thức phát triển bền vững” do Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD),ânrộngmôhìnhchopháttriểnbềnvữxem bóng đá trực tuyến nhanh nhất Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào ngày 10/10 tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiêm đồng Chủ tịch VBCSD cho biết, trong bối cảnh hiện nay, vai trò của DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ ngày càng được đề cao nhờ những hướng đi phát triển bền vững. Vì thế, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình hành động, kiến tạo, tạo môi trường thuận lợi cho khối DN này phát triển, trong đó hướng đi quan trọng nhất là phải quốc tế hóa hoạt động của các DN nhỏ và vừa, DN siêu nhỏ.
Do đó, với những cam kết về phát triển bền vững từ DN, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận. Tiêu biểu như nhiều DN lớn cam kết giảm 99% phát thải khí CO2, tái tạo lại các nguồn nguyên liệu, phế thải; tạo việc làm cho người lao động… Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng đã dành ra những quy định riêng cho đội ngũ DN mới là DN xã hội.
“Với chính sách phát triển bền vững, DN không thể thiếu thực tiễn để học tập kinh nghiệm, tìm hướng đi phù hợp nên cần phải có mô hình, điển hình hay được nhân rộng”, TS. Vũ Tiến Lộc cho hay.
Vì thế, TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng, những mô hình kinh doanh mới, tiên tiến như kinh doanh cùng người thu nhập thấp, nền kinh tế tuần hoàn, DN xã hội, xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thực hiện minh bạch liêm chính trong kinh doanh hay áp dụng những công cụ ưu việt trong quản trị công ty như lập báo cáo bền vững… cần được triển khai rộng hơn nữa trong cộng đồng DN và các bên liên quan.
Thực tế cho thấy, kinh tế bền vững không chỉ thân thiện và nhân văn với cộng đồng mà còn tạo cơ hội phát triển cho DN. Báo cáo “Kinh doanh tốt hơn, Thế giới tốt hơn – Những cơ hội kinh doanh bền vững tại Châu Á” của Ủy ban Kinh doanh và Phát triển bền vững cho biết, đến năm 2030, bên cạnh các lợi ích không nhỏ về xã hội và môi trường, phát triển bền vững có thể tạo ra một thị trường kinh doanh trị giá 5 nghìn tỷ USD cho khu vực, đồng thời đem lại thêm 230 triệu việc làm mới cho thị trường lao động Châu Á, tương đương 12% tổng số nhân lực lao động tại đây.
Do vậy, lãnh đạo VCCI cho biết, trong thời gian tới, VCCI cũng sẽ giao VBCSD chủ trì thành lập Trung tâm Hỗ trợ DN Triển khai Nền kinh tế tuần hoàn (VCCE), qua đó thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của DN trong việc xây dựng một nền kinh tế phi phát thải, tạo thêm công ăn việc làm cho thị trường lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực tư tại VN, cũng như nắm bắt được cơ hội kinh doanh trị giá 4.5 nghìn tỷ đô do kinh tế tuần hoàn mang lại.
Hơn nữa, ngay sau Diễn đàn, dự án “Zero Waste to Nature – Không xả thải vào môi trường tự nhiên” - hoạt động đầu tiên của VCCE sẽ được khởi động. Đồng thời, VBCSD cũng sẽ hợp tác với Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center) áp dụng Sustainability Map - bộ hệ thống tiêu chuẩn để hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.