Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá "vấn nạn sim rác,ấnnạnsimráccuộcgọirácchưađượcxửlýtriệtđểlàmgiatăngcáccuộcgọilừađảkeo bd hom nay va ngay mai cuộc gọi rác chưa được xử lý triệt để". Một trong những nguyên nhân là doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm cũng như chú trọng đến chất lượng dịch vụ của mình.
Thống kê cho thấy mỗi sim rác hiện phát tán trung bình 203 cuộc gọi. Con số này giảm 46% so với mức 387 cuộc gọi hồi tháng 1. Tổng số cuộc gọi rác và số sim rác chưa được công bố.
Trong báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội tháng 11/2024, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông cho biết trong điều kiện dịch vụ viễn thông phát triển với giá rẻ, nhiều người lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật như quảng cáo rác, cuộc gọi lừa đảo. Trong 7 tháng đầu năm, hơn 394.000 thuê bao nghi ngờ gọi rác, lừa đảo bị chặn. Trung bình mỗi tháng doanh nghiệp viễn thông và cơ quan chức năng chặn 40.000-65.000 thuê bao, trong khi con số trung bình tháng vào năm 2023 là 50.000.
Trong 10 tháng đầu năm nay, tổng đài phản ánh tin nhắn, cuộc gọi rác và lừa đảo (156/5656) của Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận gần 850.000 lượt phản ánh của người sử dụng. Trong đó, có khoảng 185.000 lượt liên quan đến tin nhắn rác, chiếm 22%; 441.000 lượt về cuộc gọi rác, chiếm 52% và 222.000 lượt về cuộc gọi lừa đảo, chiếm 26%.
Trong số này, 25% là cuộc gọi nháy máy làm phiền, 20% liên quan đến đòi nợ, tín dụng, 20% quảng cáo dịch vụ du lịch, bất động sản, và khoảng 15% liên quan đến các vụ lừa đảo bằng nhiều hình thức như hỗ trợ làm việc online, điểm danh nhận quà, đầu tư chứng khoán, mạo danh cơ quan nhà nước.
Trong năm qua, Cục An toàn thông tin cũng làm việc với 40 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ brandname bị phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thực hiện thu hồi 11 tên định danh và phối hợp xử phạt hai doanh nghiệp.