Chia sẻ những thách thức trong phiên thảo luận tại Diễn đàn M&A2024 lần thứ 16 do Báo Đầu tư tổ chức chiều 27/11,ÔngTamotsuMajimaVẫncònkhoảngcáchlớngiữabênmuavàbênbám lich thi dau tại TP.HCM, ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation cho biết có 2 thách thức mà doanh nghiệpNhật Bản gặp phải khi M&A.
Thứ nhất là, khoảng cách về định giá giá giữa bên mua và bên bán vẫn rất lớn, nên hai bên không gặp được nhau.
“Ở một số ngành, nghề có kết quả kinh doanh không cao như kỳ vọng, nhưng bên bán định giá khá cao, trong khi bên mua dựa trên báo cáo tài chínhgần nhất để định giá thì thấy rằng có một khoảng cách giá rất lớn giữa hai bên” ông Tamotsu Majima nêu vấn đề thực tế.
Thứ hai là, rào cản quy trình phê duyệt M&A, khi nhiều cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn khác nhau và mất nhiều thời gian.
Từ các giao dịch thời gian qua của Công ty, ông Tamotsu Majima cho biết khi làm thủ tục M&A đều đối mặt quy trình chậm, nhưng vẫn phải kiên nhẫn chờ đợi và phải vượt qua rào cản này.
Ông Tamotsu Majima, Giám đốc cấp cao, RECOF Corporation chia sẻ thách thức khi M&A - Ảnh: Lê Toàn |
Nhận định về tiềm năng đầu tưtại Việt Nam, vị doanh nhânnày đánh giá, đây là thị trường rất tiềm năng, với tăng trưởng GDP luôn ở mức 6-7%, trong khi ở Nhật Bản chỉ tăng 1-2%.
Thời gian qua nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư đầu tư vào Việt Nam có vẻ chững lại. Tuy nhiên, thời gian tới tình hình có thể sẽ khác khi nội các mới của Chính phủ Nhật Bản sẽ có chính sách cải cách để giúp doanh nghiệp Nhật đầu tư ra nước ngoài.
Hơn nữa, hiện nay doanh nghiệp Nhật Bản có dòng tiền mặt lớn, dưới áp lực của các cổ đông các công ty phải mang tiền đi đầu tư.
Nhận định về thị trường M&A Việt Nam 2025, ông Tamotsu Majima tin rằng, thị trường Việt Nam vẫn có sức hút rất lớn đối với doanh nghiệp Nhật Bản vì tình hình chính trị ổn định, kinh tếtăng trưởng tốt.
"Năm 2025, thị trường M&A lĩnh vực hàng tiêu dùng, chế biến chế tạo, dịch vụ sẽ sôi động", ông Tamotsu Majima nhận định