World Cup

【7m. cn live】Giữ mãi ngọn lửa đam mê

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Anh Vương Tuấn Nam hướng dẫn kỹ năng phân tích thanh khoản gia công sản xuất, xuất khẩu cho cán bộ, 7m. cn live

giu mai ngon lua dam me

Anh Vương Tuấn Nam hướng dẫn kỹ năng phân tích thanh khoản gia công sản xuất,ữmãingọnlửađammê7m. cn live xuất khẩu cho cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Cục Hải quan BR-VT.

Đam mê và sáng tạo

Nhớ lại những ngày đầu về công tác tại TTDL&CNTT, Cục Hải quan tỉnh BR-VT vào năm 2002, khi đó Vương Tuấn Nam mới vừa tròn 23 tuổi, chưa biết gì về máy tính, vốn liếng có được chỉ là những kiến thức cơ bản về soạn thảo văn bản được học trong trường Cao đẳng Hải quan và sự yêu thích đối với CNTT. “Để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc tôi phải tự mày mò tìm hiểu về phần cứng và tranh thủ học hỏi những kiến thức về cài đặt hệ điều hành máy tính, lắp đặt mạng trong những dịp có các cán bộ, chuyên viên của Cục CNTT và Thống kê Hải quan vào hỗ trợ Cục Hải quan tỉnh BR-VT cài đặt máy chủ hoặc triển khai các phần mềm nghiệp vụ và qua các khóa đào tạo ngắn hạn của Tổng cục Hải quan”, anh Nam chia sẻ.

Với sự đam mê và chịu khó học hỏi, chỉ trong hơn 2 năm từ năm 2002 đến 2004, anh đã nhanh chóng làm chủ được kỹ thuật và có thể xử lý được hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến cài đặt hệ điều hành, vận hành phần mềm và quản lý hệ thống mạng. Cũng trong thời gian này, anh Nam cho ra đời phần mềm Văn thư điện tử sau nhiều ngày đêm mày mò tự học lập trình. Đây là phần mềm đầu tiên mà Cục Hải quan BR-VT tự xây dựng được và đưa vào ứng dụng hiệu quả trong nhiều năm sau đó. Thông qua các lớp tập huấn phổ cập kiến thức về CNTT cho hơn 200 lượt CBCC trong cơ quan những năm 2004 - 2005, anh cùng đồng nghiệp đã thổi một làn gió mới vào Cục Hải quan tỉnh BR-VT, làm thay đổi tư duy và nhận thức về CNTT của rất nhiều CBCC lúc bấy giờ. Đây cũng là tiền đề quan trọng giúp Cục Hải quan BR-VT luôn triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án CNTT của Tổng cục Hải quan. Đặc biệt là Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và Đề án quản lý giám sát cảng biển hiện nay.

Từ năm 2007 đến nay, Vương Tuấn Nam là người có nhiều sáng kiến nhất trong Cục Hải quan BR-VT được áp dụng và mang lại hiệu quả trong thực tiễn. Ngoài ba công trình khoa học là “Ứng dụng CNTT vào công tác áp mã đối với hàng hoá NK phục vụ hoạt động dầu khí”, “Quản lý chính sách mặt hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT” và “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động trung chuyển quốc tế tại cụm cảng Cái Mép – Thị Vải”, anh còn có hàng trăm các sáng kiến lớn nhỏ khác với nhiều chủ đề, lĩnh vực khác nhau bao phủ hầu hết các mặt nghiệp vụ hải quan như gia công, SXXK, rủi ro, chống buôn lậu, kiểm tra sau thông quan. Trong số những sáng kiến được áp dụng, nổi bật nhất phải kể đến phần mềm kiểm tra sau thông quan phân tích số liệu gia công, SXXK, hỗ trợ trong công tác kiểm tra sau thông quan và kiểm tra báo cáo quyết toán; Phần mềm hỗ trợ công tác phân tích rủi ro trước khi hàng đến RiskProfiler; Phần mềm hỗ trợ phân tích phế liệu nhập khẩu VB4202_PL. RiskProfiler hiện đang được sử dụng rộng rãi và đặc biệt hiệu quả tại Cục Quản lý rủi ro – Tổng cục Hải quan, VB4202-PL dự kiến được triển khai tại các cục Hải quan có cảng biển trên cả nước trong tháng 8/2018.

Nhiệt huyết với công việc

Bên cạnh niềm đam mê và sáng tạo trong công việc, Vương Tuấn Nam còn được biết đến là một công chức đầy nhiệt huyết và có trách nhiệm trong công việc. Đó cũng chính là động lực giúp anh làm việc không biết mệt mỏi dù ở trong những giai đoạn khó khăn, vất vả nhất. Điển hình như vào năm 2007 khi cơn bão Durian quét qua tỉnh BR-VT làm tê liệt hoàn toàn hệ thống công nghệ thông tin của Cục Hải quan BR-VT, Vương Tuấn Nam và các đồng nghiệp đã phải làm việc nhiều ngày đêm liên tục để khắc phục hậu quả đưa hệ thống trở lại hoạt động bình thường trong thời gian sớm nhất. Tương tự, trong giai đoạn đầu triển khai khai hải quan từ xa bằng phương thức điện tử vào năm 2007 và thủ tục hải quan điện tử năm 2009, để đưa hệ thống vào hoạt động, anh và các cộng sự đã phải làm việc cật lực trong một thời gian rất dài. “Những ngày đầu triển khai thủ tục hải quan điện tử thực sự rất vất vả. Trong suốt mấy tháng liền, mỗi ngày tôi phải tiếp nhận cả trăm cuộc điện thoại của DN suốt từ sáng sớm đến nửa đêm. Dù vất vả nhưng tôi thấy rất vui vì thấy mình được “bơi lội” trong những năm tháng sôi động nhất của ngành Hải quan, được cống hiến và cảm thấy mình thực sự có ích”, anh Nam chia sẻ.

Không chỉ trong lĩnh vực CNTT, anh Vương Tuấn Nam hiện nay còn được nhiều người biết đến như là chuyên gia trong lĩnh vực gia công - SXXK, quản lý rủi ro, an ninh hạt nhân và quản lý thương mại chiến lược. Anh hiện là Tổ trưởng tổ quản lý Hệ thống soi chiếu phóng xạ Megaports của Cục Hải quan tỉnh BR-VT. Với kinh nghiệm và kiến thức có được trong quá trình công tác, anh từng được cử tham gia nhiều cuộc hội thảo trong và ngoài nước liên quan đến chủ các đề tài này. Năm 2016, anh nộp hồ sơ và trúng tuyển vào chương trình đào tạo giảng viên của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) về Kiểm soát thương mại chiến lược tại Bỉ. Mới đây nhất, tháng 7/2018, anh được Tổ chức Năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA mời tham dự hội nghị tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu cảnh báo phóng xạ tại Thủ đô Vienna, Áo. Nhờ khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh và chuyên môn sâu, anh đã có nhiều đóng góp tích cực tại các hội nghị tham dự, để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt bạn bè quốc tế.

Với những đóng góp tích cực của mình, Vương Tuấn Nam đã được tặng thưởng nhiều Bằng khen, Giấy khen các cấp. Trong đó phải kể đến Huy chương Tuổi trẻ sáng tạo 2005 (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chiến sỹ thi đua toàn quốc 2014 và Bằng khen của WCO 2016 về những cống hiến cho cộng đồng Hải quan.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap