Tuy nhiên,ácngânhànghyvọngkhởisắcsauthỏathuậnhạtnhâkèo nhà cái c2 với thỏa thuận hạt nhân mà Iran vừa đạt được, tình trạng kinh tế cô lập bị dỡ bỏ, hệ thống ngân hàng đang đặt kỳ vọng vào việc khai thác dòng vốn nước ngoài và thúc đẩy doanh thu Chính phủ có thể cứu được các tổ chức tín dụng thoát khỏi rắc rối.
Emad Mostaque, một chuyên gia của Công ty nghiên cứu Ecstrat Ltd., cho biết, thỏa thuận hạt nhân là một điều rất tích cực đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng của Iran nói riêng.
Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Iran ước tính khoảng 482 tỷ USD, theo số liệu của Chính phủ Dubai từ năm 2014, cao hơn cả tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Saudi Arabia, Malaysia và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cộng lại.
Mặc dù quy mô tài sản khổng lồ như vậy, hầu hết các ngân hàng quốc doanh của Iran đang bị lỗ. Trong khi đó, các chính sách của Ngân hàng Trung ương của nước này lại bị trì hoãn bởi các lệnh trừng phạt quốc tế, một chuyên gia cho biết.
Bộ trưởng Kinh tế Ali Tayebnia cho biết, các cơ quan chứng năng của Iran đã lên kế hoạch điều tra tại sao nợ xấu của hệ thống ngân hàng lên tới 32 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo một ước tính không chính thức, con số nợ xấu của nước này có thể lên tới 70 tỷ USD.
"Sự chênh lệch giữa các con số nợ xấu là do các ngân hàng dãn một số khoản nợ", Masoud Gholampour, chuyên gia của Ngân hàng Novin Investment Bank cho biết. Nợ xấu có thể chiếm tới 30% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng, tương đương với tỷ lệ của Hy Lạp, quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng nợ và cắt giảm ngân sách.
Các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran đã làm cho doanh thu sụt giảm 30% tính đến cuối năm 2012 và suy giảm dòng vốn ngoại tệ. Khi Tổng thống Hassan Rouhani lên nắm quyền vào tháng 8/2013, ông đã tiến hành chính sách tiền tệ thắt chặt và thay đổi phương thức quản lý tại Ngân hàng Trung ương Iran. Nhờ đó, theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Trung ương, lạm phát được kiềm chế ở mức 16,3% từ mức 45% vào thời điểm Tổng thống Rouhani bắt đầu lên nắm quyền.
Với thỏa thuận chấm dứt sự cô lập kinh tế của Iran, dòng vốn được kỳ vọng sẽ chảy vào và Chính phủ sẽ không cần dùng đến biện pháp cứu trợ các ngân hàng bằng cách in thêm tiền, vì đã có thêm nguồn thu từ thuế xuất khẩu dầu mỏ, Charles Robertson, Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư Renaissance Capital cho hay.
Robertson còn cho biết thêm, trong bối cảnh căng thẳng kinh tế vẫn còn tồn tại và giá dầu duy trì ở mức thấp, thì Tổng thống Rouhani sẽ không để cho bất kỳ ngân hàng nào phá sản./.
Ngày 2/4, Iran và các nước trong nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã thống nhất được thỏa thuận khung về tương lai chương trình hạt nhân của nước này. Theo thỏa thuận khung, Iran phải giảm lượng uranium được làm giàu, vốn có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân, đồng thời phải giảm trên 2/3 số lượng lò ly tâm. Đổi lại, các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp quốc cũng như các lệnh trừng phạt riêng lẻ của Hoa Kỳ và EU sẽ phải được gỡ bỏ nếu như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đang tuân thủ theo các điều khoản trong thỏa thuận. Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất, Tổng thống Iran Hassan Rouhani trong một bài phát biểu trên truyền hình ngày 9/4 nhấn mạnh rằng, Tehran sẽ không ký kết thỏa thuận hạt nhân cuối cùng nếu các lệnh trừng phạt kinh tế đối với nước này không được dỡ bỏ ngay lập tức và cùng 1 ngày. Trong khi đó, phía Mỹ muốn các lệnh trừng phạt sẽ được gỡ bỏ dần, tùy theo mức độ tuân thủ của Iran. Các quốc gia sẽ ngồi lại với nhau trong một vài ngày tới. Hạn chót để ký kết thỏa thuận hạt nhân toàn diện là ngày 30-6. |
Mai Linh (theo Bloomberg)