【bdkq trực tuyến】Doanh nghiệp dệt may lo giảm lợi nhuận
Tháng 4-2013 ngành đạt 1,ệpdệtmaylogiảmlợinhuậbdkq trực tuyến3 tỷ USD kim ngạch XK, nâng tổng mức kim ngạch 4 tháng đầu năm lên 5,1 tỷ USD, xếp thứ 2 về kim ngạch trong các nhóm ngành hàng XK của cả nước.
Lợi nhuận giảm
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, năm 2013, tình hình sản xuất, XK hàng dệt may của các DN đã lạc quan hơn khi đơn hàng sản xuất ổn định đến hết quý II, thậm chí quý III-2013. Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá, đây là một trong những thuận lợi giúp ngành dệt may thời gian qua vẫn giữ được mức tăng trưởng về kim ngạch 20,3% so với cùng kỳ.
Các DN cũng có sự chuẩn bị khá tốt về nhân lực, nguyên phụ liệu cho sản xuất nên kim ngạch của ngành có sự tăng trưởng đáng kể. Ngoài ra, do được đánh giá cao về thực hiện trách nhiệm xã hội nên các nhà NK lớn, nhất là các nhà NK đến từ Nhật Bản tìm đến các DN dệt may Việt Nam ngày một nhiều.
Tuy nhiên, đi liền với sự lạc quan về đơn hàng, các DN dệt may đang phải đối diện với sự sụt giảm đáng kể về lợi nhuận. Dẫn chứng về điều này, ông Nguyễn Văn Châu, Giám đốc Công ty CP Thúy Đạt cho biết, đơn hàng của DN 4 tháng đầu năm 2013 tăng 28% so với cùng kỳ, nguồn lao động ổn định, song giá đơn hàng nhìn chung không tăng, thậm chí giảm ở một số mặt hàng.
Đồng tình với ý kiến này, bà Dung nhìn nhận, nguyên nhân của sự sụt giảm là do DN dệt may vẫn tập trung XK những mặt hàng trung cấp và thấp cấp, cộng với sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước XK hàng dệt may khác… làm cho giá đơn hàng giảm. Trong khi đó, các DN trong ngành lại đang gặp rất nhiều khó khăn với vấn đề chi phí: Giá xăng tăng, phí vận chuyển tăng, lương nhân công tăng… đã đẩy chi phí sản xuất của ngành tăng đáng kể.
Những khó khăn trên dẫn đến thực tế, một số DN trong ngành đã phải chấp nhận làm không lợi nhuận để duy trì sản xuất. Thế nhưng nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng sụt giảm lợi nhuận là do ngành dệt may vẫn phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu NK. “Có nhiều trở ngại khiến nguồn nguyên phụ liệu nội địa chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, trong đó có rào cản kỹ thuật trong nước quá khắt khe”, bà Dung nói.
Với yêu cầu về môi trường mà cụ thể là tiêu chuẩn nước thải cho các dự án dệt, nhuộm quá cao, thậm chí cao hơn cả những nước trong khu vực đã khiến các DN ngần ngại đầu tư vào các dự án sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, đặc biệt là các dự án dệt, nhuộm.
DN vận động
Để giúp đỡ DN dệt may khắc phục những hạn chế này, bà Dung kiến nghị, Bộ Công Thương có ý kiến với các bộ, ngành liên quan giảm các tiêu chuẩn về môi trường, nước thải cho các dự án dệt, nhuộm nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành. Bộ Công Thương cũng cần đẩy nhanh tiến độ phê duyệt kinh phí cho Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các DN có thời gian chuẩn bị và tiến hành các hoạt động quảng bá, mở rộng thị trường.
Trong lúc chờ đợi sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, các DN cũng tự tìm kế sách nhằm khắc phục tình trạng giảm lợi nhuận. Để đảm bảo doanh thu, ông Châu cho biết, Công ty đã phải đẩy mạnh sản xuất nhằm lấy số lượng bù cho chất lượng. Đặc biệt, theo VITAS, một số DN trong ngành đã tăng cường khai thác thị trường nội địa bằng cách thay đổi quy cách mẫu mã nhưng vẫn đảm bảo chất lượng so với hàng XK, tăng cường khai thác thị trường nội địa để cung cấp hàng Việt Nam chất lượng cao, giá cả hợp lý và cũng là để duy trì sản xuất liên tục, tạo việc làm ổn định cho người lao động...
Đơn cử như Công ty May Nhà Bè. Dù được dự báo có nhiều khó khăn, thách thức, DN này vẫn đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến cho các sản phẩm veston nam, nữ, sơ mi… nhằm tạo sự khác biệt về chất lượng sản phẩm để phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng nội địa, cán bộ, công nhân viên có thu nhập trung bình khá trở lên. Bên cạnh đó, để mở rộng thị trường nội địa, Công ty May Nhà Bè còn phối hợp với Vinatex Mart xây dựng siêu thị mini tại công ty để giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.
Diệp Anh