SEVT là DN chế xuất và phần lớn sản phẩm được xuất khẩu, tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, DN này có nhu cầu bán một số lượng sản phẩm nhất định vào thị trường nội địa nhưng DN gặp vướng mắc như đề cập ở trên.
Liên quan đến vướng mắc của SEVT, mới đây, Bộ Tài chính chính thức có văn bản trả lời, hướng dẫn DN. Theo đó, SEVT được áp dụng mức thuế suất thuế Nhập khẩu, phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng như đang áp dụng với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam- SEV (KCN Yên Phong, Bắc Ninh).
Theo tìm hiểu của phóng viên, khi SEV (đây cũng là DN chế xuất) bán sản phẩm cho Chi nhánh để tiêu thụ nội địa, Chi nhánh công ty sẽ thực hiện nộp thuế Nhập khẩu theo mức thuế của sản phẩm nhập khẩu (được quy định tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP; Thông tư 194/2010/TT-BTC và Thông tư 128/2013/TT-BTC).
Đối với phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng, DN xác định trị giá tính thuế dựa theo phương pháp trị giá tính toán cũng như phương pháp xác định giá thành dựa trên số liệu kế toán của tháng trước liền kề để đảm bảo xác định giá tính thuế Giá trị gia tăng theo nguyên tắc thị trường và lợi nhuận hợp lý ở khâu sản xuất.
Theo Chi cục Hải quan Thái Nguyên (Cục Hải quan Bắc Ninh), Tổ hợp Samsung tại KCN Yên Bình (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) bao gồm cả SEVT có tổng mức đầu tư 6 tỷ USD. Việc đi vào hoạt động của Tổ hợp này đóng góp quan trọng vào thành tích XNK 14,5 tỷ USD tại Chi cục trong năm 2014, tăng tới 2.100% so với năm 2013.