- Hơn 140 tác phẩm biếm họa đặc sắc sẽ được giới thiệu tới người dân TP.HCM.
Nhân dịp Giải thưởng biếm họa báo chí –Cúp Rồng tre lần thứ tư chuẩn bị diễn ra,àyhộiBiếmhọatạkết quả cúp châu âu một Ngày hội Biếm họa cũng sẽđược báo Thể thao Văn hóa tổ chức với mong muốn tạo ra một sân chơi thúvị cho các hoạ sĩ và công chúng, đưa biếm hoạ đến gần hơn với mọi người.
Ngàyhội sẽ diễn ra từ 14h30-20h ngày 6/4 tới tại Cụm không gian nghệ thuậtđương đại ứng dụng 3A Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM. Đây đều là các bức đãlọt vào chung kết giải Biếm họa Báo chí Việt Nam 2014.
Ngoài ra, trong khuổn khỏ của ngày hội còn có một số hoạt động khác nhưtrình diễn nghệ thuật Graiffiti, tọa đàm về biếm họa với diễn giả là họasĩ Lý Trực Dũng, phần biểu diễn âm nhạc đương đại của nghệ sĩ guitarTrường Sa…
Một tác phẩm của họa sĩ NOP
Khái niệm biếm hoạ xuất hiện trên thế giới lần đầu tiên vào thế kỷ 16 và các tác phẩm biếm hoạ bắt đầu được đăng trên báo chí từ năm 1827. Đã có lúc, người ta tôn vinh những bức tranh hài hước đầy tính châm biếm này bằng câu nói: “Báo chí mà không có biếm hoạ thì như cái mặt không có mũi”.
Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất khiêm tốn trên trang báo, nhưng các bức biếm họa vẫn có những giá trị rất riêng. Ở Đức, những tác phẩm biếm họa lịch sử được trưng bày vô cùng trang trọng trong những nơi quan trọng nhất của Chính phủ.
Trên thế giới, có không ít họa sĩ biếm họa là triệu phú USD, tranh của họ được đăng trên hàng ngàn báo và tạp chí khác nhau, được hàng trăm triệu người đón xem. Còn tại Việt Nam, biếm hoạ đã được giải thưởng báo chí quốc gia đưa vào hệ thống trao giải hàng năm.
Linh Phạm