Thể thao

【kết quả hạng 2 nhật bản】Trình Dự án nhà ga sân bay Cát Bi 2.405 tỷ đồng; 2 siêu dự án đường vành đai 161.191 tỷ đồng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý tron kết quả hạng 2 nhật bản

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Triển khai nhóm đầu tư công 113.0000 tỷ đồng: Không thể làm tắt

Cập nhật tiến độ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/6,ìnhDựánnhàgasânbayCátBitỷđồngsiêudựánđườngvànhđaitỷđồkết quả hạng 2 nhật bản Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chương trình phục hồi được thực hiện ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43 cũng như Chính phủ ban hành Nghị quyết 11 vào tháng 1/2022.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương. (Ảnh: Nhật Bắc)

“Tổng thể chương trình 347.000 tỷ đồng thuộc tất cả các chương trình, hoạt động khác nhau, không bao gồm 46.000 tỷ đồng chương trình vaccine chưa phải dùng đến vì Chương trình vaccine chúng ta có nhiều thành công”, ông Phương cho hay.

Với số tiền còn lại là 301.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết đã giải ngân được 22.000 tỷ đồng thuộc tất cả các hoạt động khác nhau.

Làm rõ tiến độ thực hiện của từng chương trình, ông Phương cho biết, đối với chương trình cho vay thông qua ngân hàng Chính sách xã hội đối với đối tượng chính sách thuê mua nhà ở xã hội, theo báo cáo của Ngân hàngChính sách xã hội, hiện đã giải ngân hơn 4.500 tỷ đồng trên tổng số tiền được giao kế hoạch năm nay là 19.000 tỷ đồng cho hơn 100.000 khách hàng vay vốn. Như vậy, chương trình cho vay chính sách nhà ở xã hội thực hiện đáng kể, ngân hàng đã tích cực triển khai mạnh mẽ.

Nhóm chương trình thứ hai là hỗ trợ công nhân thuê nhà theo Quyết định 08 của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện giải ngân đến ngày 20/5 đã đạt 1,7 tỷ đồng.

Về nhóm chương trình thứ ba liên quan đến miễn giảm thuế thu nhập đặc biệt, có tác động đến chính sách tài khóa, đã hỗ trợ khoảng 11.800 tỷ đồng trên 60.000 tỷ đồng. Chính sách miễn giảm thuế này được thực hiện ngay từ tháng 2/2022.

Chương trình thứ tư là hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Trong quy trình này theo Nghị quyết 43 thì khoản tương đương chi phí cơ hội là khoảng 135.000 tỷ đồng với việc giãn hoãn như thế này, tác động đến ngân sách nhà nước tương đương 6.000 tỷ đồng.

Tổng hợp lại thì kết quả giải ngân cho đến nay là 22.000 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để thực hiện các chương trình phục hồi và phát triển, các văn bản quy phạm pháp luật cơ ban đã được ban hành, ví dụ Nghị định hướng dẫn hỗ trợ 2% lãi suất cho đến nay đã sẵn sàng triển khai gấp rút.

Một số văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn còn hiện nay còn đang trong quá trình hoàn thiện và chờ cấp có thẩm quyền ban hành, bao gồm 3 văn bản liên quan cấp nghị định và thông tư hướng dẫn. Các cơ quan đang đẩy nhanh tiến độ hướng dẫn về chỉ định thầu trong chương trình phục hồi, nhằm tác động thêm để rút ngắn các quá trình trong đấu thầu thi công.

Đến thời điểm này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đơn vị chủ trì đã trình Thủ tướng, Phó thủ tướng. Sau khi có chỉ đạo, sẽ tiếp tục hoàn thiện trong thời gian sớm nhất. Văn bản hướng dẫn các bộ liên quan cũng đang gấp rút hoàn thành.

Liên quan đến vấn đề được dư luận hết sức quan tâm là nhóm nhiệm vụ giải pháp đầu tưcông 113.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương phân tích, gói này được thực hiện tương tự kế hoạch đầu tư công, tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật.

Hiện nay, đã thực hiện xong bước đầu tiên là Thủ tướng Chính phủ thông báo với các bộ, ngành, địa phương liên quan danh mục Dự án với số tiền cụ thể để làm căn cứ phê duyệt chủ trương đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn hướng dẫn đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành các thủ tục phê duyệt các chủ trương đầu tư này trong thời gian sớm nhất để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

Bước thứ hai là tổng hợp danh mục các dự ánđã được phê duyệt chủ trương đầu tư trình Chính phủ xem xét, sau đó trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phê duyệt. Đây là quy định theo Luật Đầu tư công, Nghị quyết 43 của Quốc hội. Thứ trưởng cho biết, tính toán cho thấy bước này sẽ thực hiện vào quý III.

Bước thứ ba là Thủ tướng sẽ giao cụ thể kế hoạch danh mục dự án, số vốn cho các bộ, ngành địa phương liên quan.

Trên cơ sở đó, bước bốn là các bộ, ngành, địa phương phải phê duyệt quyết định đầu tư các chương trình dự án trong chương trình phục hồi.

Sau khi phê duyệt kế hoạch đầu tư, có vốn mới có thể bắt đầu triển khai các hoạt động để giải ngân vốn như giải phóng mặt bằng, đấu thầu thi công...

“Đó là tiến độ cũng như các bước triển khai trong thời gian tới. Quy trình trong đầu tư công phải làm từng bước, không thể làm tắt được, nếu không sẽ vi phạm quy định pháp luật, hết sức cấm kỵ trong Luật Đầu tư công”, Thứ trưởng cho hay.

Ông Phương cũng đề nghị các nhà báo, các bộ, ngành theo dõi, giám sát chặt chẽ tiến độ chương trình và không nên quá sốt ruột.

Trình Thủ tướng duyệt Dự án nhà ga T2, sân bay Cát Bi trị giá 2.405 tỷ đồng 

Toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam huy động từ vốn chủ sở hữu. 

Bộ Kế hoạch và đầu tư vừa có Báo cáo số 3586/BC - BKHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng.

Phối cảnh nhà ga hành khách T2 sân bay Cát Bi

Tại báo cáo này, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, trên cơ sở ý kiến thẩm định của các cơ quan phối hợp, hồ sơ Dự án giải trình, bổ sung của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV, Dự án đã đủ điều kiện báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi do ACV là nhà đầu tư.

Sau khi được đầu tư xây dựng, nhà ga hành khách T2 sẽ là nhà ga khai thác quốc nội và nhà ga T1 sẽ đóng vai trò là nhà ga khai thác quốc tế là chủ yếu của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi.

Dự án bao gồm các hạng mục chính là Nhà ga T2 đáp ứng công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm và các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ như: nhà kỹ thuật; đường tầng; nhà để xe; trạm xử lý nước thải; trạm thu phí; cổng hàng rào; đường giao thông tiếp cận; bãi đỗ xe ô tô; cảnh quan; hệ thống điện chiếu sáng trong và ngoài nhà ga; hệ thống cấp thoát nước nhà ga...

Dự án được triển khai trong vòng 18 tháng kể từ khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, công tác giao đất và bàn giao đầy đủ mặt bằng để thi công; thời hạn hoạt động của Dự án là 50 năm.

Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao UBND TP. Hải Phòng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các thủ tục giải phóng mặt bằng Dự án đáp ứng tiến độ triển khai; phối hợp với Bộ tài chính và chỉ đạo các đơn vị liên quan và hướng dẫn ACV thực hiện ưu đãi về thuế và các chính sách liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ GTVT có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn ACV trong việc rà soát, hoàn thiện hồ sơ Dự án trong bước lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án, bảo đảm phương thức bay an toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả đầu tư Dự án. Đồng thời tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với Dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng Cảng hàng không Cát Bi theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo ACV tiếp tục thực hiện đánh giá chi tiết hiệu quả tài chínhtổng thể các cảng hàng không (trong đó có Cảng hàng không Cát Bi) được giao quản lý, khai thác bảo đảm hiệu quả đầu tư và nhiệm vụ được giao theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan này cũng sẽ phải tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư Dự án theo quy định của pháp luật và báo cáo kịp thời về các sai phạm (nếu có) và thực hiện đầy đủ theo chức năng nhiệm vụ đối với quá trình thực hiện đầu tư Dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và đầu tư kiến nghị Thủ tướng giao ACV chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu báo cáo tại hồ sơ Dự án, hiệu quả đầu tư Dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước theo quy định của pháp luật; tiếp thu các ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến các cơ quan liên quan tại Báo cáo thẩm định này…

Theo đề xuất của ACV, Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Cát Bi có tổng mức đầu tư 2.405 tỷ đồng, được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, không sử dụng vốn vay.

Qua xem xét Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2021, Hội đồng thẩm định liên ngành ghi nhận việc ACV có vốn chủ sở hữu là 37.653 tỷ đồng, nợ dài hạn là 13.639 tỷ đồng, trong đó đã đầu tư tài sản dài hạn là 17.412 tỷ đồng. Khả năng huy động vốn dài hạn để đầu tư Dự án tại thời điểm 31/12/2021 là 33.880 tỷ đồng.

Theo giải trình của ACV, dòng tiền tích luỹ trong giai đoạn 2021-2025 của đơn vị là khoảng 113.499 tỷ đồng (gồm số dư tiền mặt đang tích lũy là 33.619 tỷ đồng; dòng tiền tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025 là 21.215 tỷ đồng; dòng tiền huy động từ vốn vay cho 3 dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Nhà ga hành khách T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Mở rộng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không quốc tế Nội Bài là 58.665 tỷ đồng).

Sau khi trừ cho các dự án đầu tư hạ tầng khác thuộc kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 là 110.211 tỷ đồng (gồm Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế  Long Thành - giai đoạn 1; dự án Nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế  Tân Sơn Nhất; Dự án mở rộng Cảng hàng không Điện Biên; Dự án Mở rộng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Dự án Xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Phú Bài ...) dòng tiền còn lại là 3.288 tỷ đồng, lớn hơn tổng mức đầu tư của Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không quốc tế  Cát Bi. 

Do đó, Hội đồng đánh giá khả năng huy động nguồn vốn của ACV được bảo đảm. Hội đồng đề nghị ACV chịu trách nhiệm báo cáo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chấp thuận kế hoạch vốn của doanh nghiệp phục vụ Dự án trong giai đoạn 2021 2025 và chịu trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng quy định pháp luật, bảo đảm bảo tính khả thi. 

Chính thức trình Quốc hội 2 siêu dự án đường vành đai trị giá 161.191 tỷ đồng 

Sáng 6/6, theo Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày sẽ Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM – hai công trình hạ tầng giao thông đô thị lớn nhất từng được triển khai tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Tại Tờ trình số 211/TTr – CP, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Đây là 2 dự án có vai trò liên kết vùng, thúc đẩy phát triển đô thị hóa, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển KT- XH đã được dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2022.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là sự hạn chế về nguồn lực nên chưa có điều kiện để triển khai trong giai đoạn này. Đến nay, các điều kiện về cơ sở pháp lý, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nhu cầu thực tiễn và nguồn lực cơ bản đáp ứng yêu cầu, do vậy, việc triển khai 2 dự án trong giai đoạn 2021 – 2025 là hợp lý và cần thiết.

Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có chiều dài 112,8 km, gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài – Hạ Long, đi qua địa phận TP. Hà Nội (58,2km); Hưng Yên (19,3km); Bắc Ninh (dài 25,6km). Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM dài 76,34 km, đi qua địa phận TP.HCM (47,51km); Đồng Nai (11,26km); Bình Dương (10,76km); Long An (6,81km).

Cả hai dự án đều tiến hành GPMB các tuyến đường theo quy mô quy hoạch (6-8 làn xe cao tốc) và hệ thống đường đô thị song hành 2 bên. Riêng đường Vành đai 4 sẽ GPMB dự trữ cho tuyến đường sắt vành đai. Trên cơ sở kết quả dự báo nhu cầu vận tải, phù hợp các giải pháp đầu tư và nguồn lực, giai đoạn 1 đầu tư theo quy mô 4 làn xe cao tốc hạn chế, vận tốc thiết kế 80 km/h; đầu tư xây dựng đường song hành 2 bên.

Với quy mô đầu tư như trên, Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội có diện tích đất chiếm dụng khoảng 1.341 ha; kinh phí GPMB, tái định cư khoảng 19.590 tỷ đồng; Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM là khoảng 642,7 ha, kinh phí GPMB, tái định cư khoảng 41.589 tỷ đồng, thực hiện GPMB một lần theo quy hoạc và GPMB theo quy mô hoàn chỉnh đối với các nút giao liên thông (đầu tư giai đoạn 1).

Tại Tờ trình số 211, Chính phủ kiến nghị Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô sẽ có hình thức đầu tư là đầu tư công kết hợp đầu tư theo phương thức PPP, được chia thành 7 dự án thành phần; tách riêng phần GPMB và xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa giới hành chính giữa các địa phương, thực hiện theo hình thức đầu tư công; riêng Dự án thành phần 2 gồm hệ thống đường cao tốc toàn tuyến và tuyến nối 9,7 km do UBND TP. Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền.

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được kiến nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công, chia thành 8 dự án thành phần; tách riêng phần GPMB và phần xây dựng triển khai độc lập theo địa giới giữa các địa phương.

Đối với Dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 85.813 tỷ đồng, sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước và vốn BOT của nhà đầu tư, trong đó vốn BOT 29.447 tỷ đồng. Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 75.378 tỷ đồng, sử dụng toàn bộ vốn Ngân sách Nhà nước, trong đó ngân sách Trung ương tham gia là 38.741 tỷ đồng.

Chính phủ dự kiến thời gian thực hiện 2 dự án là từ năm 2022 đến năm 2027. Để đàm bảo tiến độ đầu tư, Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép áp dụng các nhóm cơ chế, chính sách đặc biệt để triển khai đầu tư các dự án.

Tại Báo cáo tóm tắt kết quả thẩm tra Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM, Ủy ban kinh tế cơ bản nhất trí với việc phân chia các Dự án thành các dự án thành phần. Ủy ban Kinh tếkiến nghị cần cụ thể hóa trách nhiệm “đầu mối” của TP. Hà Nội và TP.HCM  tại dự thảo Nghị quyết của các Dự án khi quy định pháp luật hiện hành chưa có quy định về khái niệm cũng như trách nhiệm, quyền hạn cụ thể về vai trò này.

Đồng thời, do các dự án thành phần sẽ giao các địa phương tổ chức thực hiện nên có thể dẫn đến mỗi cơ quan tổ chức một cách khác nhau, không bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất và có thể dẫn đến tăng tổng mức đầu tư của các Dự án, vì vậy Ủy ban Kinh tế đề nghị giao cho một cơ quan có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công tác thẩm định cho các dự án thành phần của 2 dự án.

Ủy ban Kinh tế cũng nên ý kiến đối với đề xuất của Chính phủ về việc Quốc hội cho phép Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện Dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư và áp dụng trong 2 năm (2022 – 2023); cho phép trong giai đoạn triển khai Dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ Dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản được thực hiện đến khi hoàn thành Dự án...

Theo đó, Ủy ban Kinh tế nhận thấy hai cơ chế này đã được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, chỉ áp dụng cho các gói dự án thuộc phạm vi Chương trình trong 2 năm (2022 - 2023). Do đó, đề nghị chỉ áp dụng các cơ chế này trong 2 năm 2022 và 2023. Một số ý kiến đề nghị áp dụng các cơ chế này trong 2 năm kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.

Đối với cơ chế, chính sách Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó có việc cho phép phần vốn nhà nước tham gia tối đa 66% tổng mức đầu tư Dự án, Ủy ban Kinh tế cho rằng, Dự án có sơ bộ tổng mức đầu tư rất lớn, do đó nếu áp dụng theo khoản 2 Điều 69 của Luật Đầu tư theo phương thức PPP sẽ không khả thi về phương án tài chính và khó thu hút được các nhà đầu tư tham gia đầu tư Dự án. Vì vậy, đa số ý kiến tán thành với đề xuất này.

Đối với cơ chế, chính sách Dự án Vành đai 3 TP.HCM, Ủy ban Kinh tế nhất trí với chủ trương Dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng cần tổ chức thực hiện thu phí để thu hồi vốn đầu tư cho Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương. Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ trong bước nghiên cứu khả thi cần xác định chính xác tỷ lệ góp vốn Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương đối với phần đường cao tốc để làm cơ sở xây dựng phương án thu hồi vốn đầu tư hoàn trả ngân sách.

PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, sau khi hai dự án này hoàn thành, có thể hình dung ra sự "bùng nổ" khá mạnh mẽ ở hai trung tâm tăng trưởng lớn nhất của Việt Nam. Từ sự ách tắc lâu nay chúng ta phải chịu, khi khai thông, "bùng nổ" sẽ hiện ra. PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng: Chân lý "đường thông" sẽ thể hiện ở 3 điểm chính.

Thứ nhất, hành lang công nghiệp sẽ phát triển, các khu công nghiệp sẽ được định hình rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Công nghiệp theo tinh thần mới là khu công nghiệp đẳng cấp cao.

Thứ hai là vận tải và các tuyến logistic sẽ kết nối mạnh mẽ hơn, sôi động hơn. Mục đích là hình thành các đô thị và chuỗi đô thị đẳng cấp cao, hình thành nên không gian kết nối tốt, bảo đảm cuộc sống, theo đúng tiêu chuẩn bền vững.

Thứ ba, trong tầm nhìn xa hơn nữa là nối các hành lang này với các sân bay thì có thể hình dùng sự kết nối bầu trời với thế giới. Qua đó tận dụng cơ hội phục hồi để tạo ra đột phá, phát triển. 

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn hơn 800 tỷ đồng 

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP. Đà Nẵng cho biết, đang mời các nhà đầu tưđăng ký quan tâm thực hiện Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn/ngày-đêm tại Khu Liên hợp xử lý chất thải rắn TP Đà Nẵng theo hình thức PPP.

Theo đó, tổng mức đầu tư dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn dự kiến là hơn 802,991 tỷ đồng.

Nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm cần cung cấp các thông tin bao gồm hồ sơ về tư cách pháp lý; năng lực, kinh nghiệm tương ứng với thông tin dự án nêu; phản hồi của nhà đầu tư đối với các nội dung khảo sát ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; thông tin liên lạc của nhà đầu tư. Thời điểm hết hạn đăng ký hết ngày 3/7/2022.

Về nguyên tắc xác định hình thức lựa chọn nhà đầu tư, Theo Sở TN-MT Đà Nẵng cho biết, đấu thầu rộng rãi quốc tế có sơ tuyển trong trường hợp có từ 6 nhà đầu tư trở lên quan tâm, trong đó có ít nhất 1 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm; Đấu thầu rộng rãi trong nước có sơ tuyển trong trường hợp có từ 6 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam trở lên đăng ký quan tâm.

Đấu thầu rộng rãi quốc tế trong trường hợp có dưới 6 nhà đầu tư quan tâm; trong đó có ít nhất 1 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật nước ngoài đăng ký quan tâm; Đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp có dưới 6 nhà đầu tư được thành lập theo pháp luật Việt Nam đăng ký quan tâm.

Dự án góp phần đạt được mục tiêu xây dựng Đà Nẵng-thành phố môi trường giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến đô thị sinh thái, áp dụng công nghệ xử lý chất thải tổ hợp (bao gồm phân loại, xử lý chất thải sau phân loại), giảm diện tích chôn lấp, tạo ra các sản phẩm có ích.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm thiểu những tác động hiện trạng của hoạt động chôn lấp chất thải rắn như giảm thiểu mùi hôi, nước rỉ rác phát sinh, giảm quỹ đất chôn lấp và tăng tỷ lệ tận dụng, tái chế nguyên liệu. Công suất thiết kế dự án 1.000 tấn rác sinh hoạt/ngày-đêm, thời gian thực hiện dự kiến năm 2023 – 2024, tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng với tổng diện tích 29.059 m2, trong đó diện tích xây dựng nhà máy phù hợp với quy hoạch chi tiết được UBND thành phố phê duyệt.

Hiện TP.Đà Nẵng đang thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo một số hạng mục tại bãi rác Khánh Sơn do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Dự án triển khai trên phạm vi gần 40 ha tại bãi rác Khánh Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu với tổng mức đầu tư hơn 184 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.

Thủ tướng yêu cầu trình phương án đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành trước 10/6

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 166/TB – VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc về Dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước).

Được biết, cuộc họp này được tổ chức hôm 5/5/2022 có sự tham gia của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh: Bình Phước, Đắk Nông, Bình Dương; Bộ trưởng các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Văn phòng Chính phủ; Chủ tịch ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup.

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) thuộc quy hoạch tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây; khi đưa vào sử dụng sẽ mở ra cơ hội giúp kết nối giao thông liên vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và TP.HCM, tạo động lực để Đắk Nông và Bình Phước phát triển nhanh, bền vững.

Trên cơ sở báo cáo của các địa phương, ngân hàng, nhà đầu tư và các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, việc đầu tư Dự án theo phương thức PPP là khả quan, phù hợp với chủ trương đa dạng nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế.

Vì vậy, Thủ tướng giao Bộ GTVT có báo cáo chính thức về phương án đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 93/TB-VPCP ngày 31/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10 tháng 6 năm 2022; đồng thời, Bộ GTVT kịp thời giải quyết kiến nghị và hướng dẫn các nhà đầu tư quan tâm, bảo đảm đẩy nhanh thủ tục để Dự án có thể khởi công trong thời gian sớm nhất, hoàn thành trong năm 2025.

Thủ tướng nhấn mạnh, việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự để triển khai dự án nhanh nhất, rẻ nhất, chất lượng tốt nhất.

Về cơ quan có thẩm quyền triển khai Dự án, Thủ tướng giao UBND các tỉnh: Bình Phước, Đắk Nông thực hiện xin ý kiến HĐND tỉnh về việc thực hiện dự án, trách nhiệm chi trả từ nguồn ngân sách của địa phương và thống nhất với Bộ Giao thông vận tải để trình Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Phước làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án theo phương thức PPP theo đúng quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao cam kết của tỉnh Bình Phước và tỉnh Đắk Nông trong việc bố trí ngân sách địa phương cho Dự án, cụ thể: tỉnh Bình Phước cân đối 3.000 tỷ đồng, tỉnh Đắk Nông cân đối 1.000 tỷ đồng. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính cân đối các nguồn vốn ngân sách trung ương để hỗ trợ, bảo đảm tổng số vốn nhà nước tham gia Dự án (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) không quá 50% tổng mức đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP. Phần còn lại, nhà đầu tư và ngân hàng chịu trách nhiệm thu xếp theo quy định. Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Bình Dương phối hợp với UBND TP.HCM và UBND tỉnh Bình Phước sớm triển khai Dự án đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo đúng tiến độ để bảo đảm thông tuyến từ Đắk Nông đi TP.HCM tạo liên kết vùng, làm động lực cho phát triển vùng Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.

Thủ tướng giao Bộ GTVT và Văn phòng Chính phủ giải quyết nhanh các thủ tục triển khai Dự án theo quy định; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến Dự án.

Xung lực đầu tư từ Diễn đàn “Đà Nẵng - Điểm đến tiềm năng của châu Á”

Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư  TP. Đà Nẵng vừa tổ chức Diễn đàn “Đà Nẵng - Điểm đến tiềm năng của châu Á”. Diễn đàn nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn phát triển đường bay châu Á 2022 (Roues Asia 2022).

Ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, Diễn đàn “Đà Nẵng - Điểm đến tiềm năng của châu Á” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thành phố đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động phục hồi kinh tế - xã hội sau 2 năm chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19.

Đà Nẵng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương nằm ở Trung bộ Việt Nam, là trung tâm du lịch, thương mại giao dịch quốc tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên. Đà Nẵng có quy mô và trình độ nền kinh tế thuộc nhóm phát triển của Việt Nam, kinh tế tăng trưởng  tương đối nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 trước khi bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 tăng bình quân 7,17% /năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, sau những nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, GDP của thành phố Đà Nẵng ước tăng 7,23%. Hoạt động du lịch đã có dấu hiệu phục hồi khá tốt, đến nay Đà Nẵng đã kết nối 6 cảng hàng không, mở lại 4 đường bay quốc tế trực tiếp đến thành phố gồm: Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Incheon (Hàn Quốc). Cùng với đó, nhiều hoạt động đặc sắc tại Đà Nẵng đã và đang triển khai như Chương trình kích cầu du lịch, Diễn đàn đường bay châu Á, Lễ hội tuyệt vời Đà Nẵng, các cuộc thi sắc đẹp toàn quốc, khởi sắc châu Á và tuần lễ du lịch Úc - Đà Nẵng.

Môi trường đầu tư Đà Nẵng được đánh giá năng động và thông thoáng, luôn thuộc nhóm địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh các tỉnh, chỉ số cải cách hành chính, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thành phố thông minh và chuyển đổi số.

Theo ông Trần Phước Sơn, Đà Nẵng hiện nay đang nổ lực phát triển trên 3 lĩnh vực chính là du lịch, công nghiệp công nghệ cao và kinh tế biển. Đà Nẵng cũng chú trọng 5 lĩnh vực mũi nhọn: du lịch, dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistic; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo; khởi nghiệp công nghiệp, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông gắn với nền kinh tế số; nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp.

Sắp tới, Đà Nẵng sẽ trình Trung ương để xem xét đề án xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính quy mô khu vực. Đồng thời, Chính phủ cũng cho phép thành phố có chủ trương thành phố thành lập Trung tâm khởi nghiệpĐổi mới sáng tạo quốc gia tại Đà Nẵng, cho phép thành phố nghiên cứu đề án hình thành khu phi thế quan, nghiên cứu phát triển Đại học Đà Nẵng thành đại học quốc gia, nâng cấp nhà ga hành khách T1 - Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng. Đây là những cơ hội và động lực mới để thành phố Đà Nẵng phấn đấu phát triển.

“Tại diễn đàn, TP. Đà Nẵng mong muốn mang đến một cách nhìn mới về Đà Nẵng, nơi không giới hạn về tiềm năng phát triển du lịch mà còn ở các lĩnh vực khác. Thành phố mong rằng sẽ đối thoại cởi mở về những vấn đề được quan tâm và đồng thời thông qua diễn đàn, đại biểu tham dự có cơ hội tìm hiểu được những cơ hội kinh doanh kết nối và quan trọng nhất là hiểu hơn về Đà Nẵng - điểm đến mới đầy tiềm năng” ông Sơn nhấn mạnh.

Tiền Giang tìm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật 3 dự án cụm công nghiệp

UBND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Dự án Cụm công nghiệp Vĩnh Hựu, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây và dự án Cụm công nghiệp Long Bình, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây.

Theo đó, dự án Cụm công nghiệp Vĩnh Hựu có quy mô diện tích 380.000 m2; địa điểm xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây; có ranh giới phía Bắc giáp Đường tỉnh 877 và đất dân, phía Tây giáp sông Vàm Giồng, phía Nam giáp sông Cửa Tiểu và phía Đông giáp đất dân.

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 1437/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh Tiền Giang, dự án Cụm công nghiệp Vĩnh Hựu có ngành nghề mời gọi đầu tư gồm: nhóm ngành chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến đồ uống, giải khát; cơ khí.

Tổng vốn đầu tư tối thiểu của dự án Cụm công nghiệp Vĩnh Hựu là 315,5 tỷ đồng; từ nguồn vốn góp của nhà đầu tư thực hiện dự án tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư của dự án.

Còn dự án Cụm công nghiệp Long Bình có quy mô diện tích 200.000 m2. Địa điểm ấp Thạnh Lợi, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây. Về ranh giới, phía Đông giáp đất dân xã Bình Tân, phía Tây giáp đất dân và Đường tỉnh 872B, phía Nam giáp kênh Hai Đên và phía Bắc giáp đất dân, gần kênh Làng.

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 1438/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh Tiền Giang, dự án Cụm công nghiệp Long Bình có ngành nghề mời gọi đầu tư là: chế biến nông sản thực phẩm; chế biến đồ uống, giải khát; chế biến thủy - hải sản; cơ khí sửa chữa; chế tạo công cụ máy móc phục vụ nông ngư nghiệp; thủ công mỹ nghệ; may mặc, dệt, phụ liệu ngành may.

Tổng vốn đầu tư tối thiểu của dự án Cụm công nghiệp Long Bình là 185 tỷ đồng, từ nguồn vốn góp của nhà đầu tư thực hiện dự án tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư của dự án.

Ngoài 2 dự án cụm công nghiệp mời gọi đầu tư nêu trên, UBND thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang cũng vừa có thông báo gửi các nhà đầu tư quan tâm về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án Cụm công nghiệp Mỹ Lợi, xã Bình Đông, thị xã Gò Công.

Dự án Cụm công nghiệp Mỹ Lợi có diện tích 496.998 m2. Địa điểm tại xã Bình Đông, thị xã Gò Công. Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ, phía Tây giáp đường (dự kiến) dẫn vào Khu công nghiệp Bình Đông, phía Nam giáp đất dân, phía Bắc giáp rạch Chín Bộ.

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 1436/QĐ-UBND ngày 17/5/2022 của UBND tỉnh Tiền Giang, dự án Cụm công nghiệp Mỹ Lợi có tổng vốn đầu tư tối thiểu là 460 tỷ đồng, từ nguồn vốn góp của nhà đầu tư thực hiện dự án tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư của dự án. Các ngành nghề mời gọi đầu tư là: Công nghiệp chế biến nông sản, lương thực và thực phẩm; công nghiệp gia công cơ khí và tiểu thủ công nghiệp; vật liệu xây dựng.

VEC trao gói thầu thuê dịch vụ thu phí 4 tuyến cao tốc trị giá 694 tỷ đồng

Gói thầu thuê dịch vụ thu phí 4 tuyến cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã bao gồm việc lắp đặt các làn thu phí tự động không dừng.

 “Việc tổ chức ký kết hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí cho 4 tuyến cao tốc ngày hôm nay là quyết tâm và nỗ lực của chúng tôi trong việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc lắp đặt các làn thu phí tự động không dừng – ETC. VEC sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà thầu để vận hành các làn thu phí ETC chậm nhất là ngày 31/7/2022”, ông Trương Việt Đông, Chủ tịch HĐTV VEC cho biết.

Được biết, đơn vị được VEC chọn để trao hợp đồng gói thầu thuê dịch vụ thu phí là Công ty cổ phần TASCO với giá trúng thầu là 694 tỷ đồng. Đây chính là đơn vị đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư - xây dựng - vận hành hệ thống thu phí điện tử tự động không dừng ETC, là đối tác lớn của ngành giao thông, đã lắp đặt, vận hành ETC, thu phí kín thủ công - MTC cho nhiều trạm thu phí trên cả nước.

Theo hợp đồng vừa ký kết, TASCO sẽ cung cấp dịch vụ thu phí điện tử tự động không dừng (ETC), sử dụng công nghệ RFID cho các làn thu phí tự động; thu phí kín thủ công (MTC) cho các làn hỗn hợp (ETC+MTC); dịch vụ tổ chức vận hành thu phí ETC và MTC tại các trạm thu phí của 4 tuyến cao tốc VEC quản lý, khai thác trong thời gian 64 tháng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực

Sau khi hoàn thành lắp đặt, VEC sẽ có 155 làn thu phí đi vào vận hành bao gồm 132 làn ETC và làn hỗn hợp làm mới, 15 làn hiện có của tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình, 8 làn nút Phố Lu tuyến Nội Bài - Lào Cai.   

Theo thỏa thuận hợp đồng, đến ngày 31/7/2022, TASCO phải hoàn thành việc lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ETC cho tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây; hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống ETC cho tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

Tiến độ này được rút ngắn đáng kể so với hồ sơ mời thầu đã cho thấy quyết tâm của chủ đầu tư và nhà thầutrong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 158/TB-VPCP ngày 26/5/2022 của Văn phòng Chính phủ là đến ngày 31/7/2022 các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác phải đưa vào sử dụng hệ thống ETC.

Trước đó, VEC đã thành lập Ban chỉ đạo Tổng công ty về triển khai thu phí tự động không dừng do Chủ tịch HĐTV làm Trưởng ban, đồng thời huy động tổng lực nhân lực để rút ngắn tiến độ lựa chọn nhà thầu  Gói thầu thuê dịch vụ thu phí cho 4 tuyến cao tốc. Tính từ thời điểm HĐTV VEC phê duyệt kế hoạch thuê dịch vụ thu phí đến khi chọn được nhà thầu trúng thầu chỉ mất đúng 32 ngày.

Được biết, VEC được thành lập tháng 10/2004 với ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư, phát triển và quản lý, bảo trì hệ thống đường cao tốc quốc gia, là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, vừa đầu tư, vừa quản lý khai thác và thu phí hoàn vốn.

Hiện VEC đã  đưa vào vận hành khai thác 490 km thuộc 4/5 dự án đường cao tốc, chiếm tới 42% tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc quốc gia, tạo sự chuyển biến về kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh/thành có tuyến cao tốc chạy qua.

Tính đến cuối tháng 4 năm 2022, VEC đã phục vụ an toàn và thông suốt gần 297,281 triệu lượt phương tiện, tổng doanh thu thu phí là hơn 22.673 tỷ đồng (chưa VAT), đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn theo phương án tài chính được duyệt.

Quảng Nam chấm dứt dự án của nhà đầu tư “bặt vô âm tín”

Không liên hệ được nhà đầu tư, tỉnh Quảng Nam đang làm thủ tục chấm dứt Dự án Nhà máy sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng Hutecs. 

UBND tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với UBND huyện Đại Lộc và các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, bổ sung đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để thực hiện các thủ tục chấm dứt Dự án Nhà máy sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng Hutecs tại Cụm công nghiệp Đại Nghĩa 2, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc và theo dõi xử lý các phát sinh, khiếu kiện (nếu có).

UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Đại Lộc, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ hồ sơ chấm dứt dự án để thực hiện các hồ sơ, thủ tục thu hồi đất thuê, quản lý, sử dụng đất đảm bảo quy định.

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng Hutecs được UBND tỉnh Quảng Nam cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 331043000040 ngày 30/6/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8732057537 ngày 4/7/2016.

Dự án này do Công ty TNHH MTV Hutecs Vina Pharm làm chủ đầu tư, có tổng vốn đầu tư 64,5 tỷ đồng.

Trên diện tích sử dụng đất 16.430 m2, dự án có quy mô sản xuất 6 tấn thuốc các loại/năm (bao gồm 14 nhóm thuốc, 61 thuốc chữa bệnh và thực phẩm chức năng được phép lưu hành).

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty TNHH MTV Hutecs Vina Pharm chỉ mới thực hiện các thủ tục liên quan, nhưng chưa triển khai đầu tư xây dựng trên diện tích đất đã được UBND tỉnh cho thuê, dự án đã trễ quá 3 năm.

Ngoài ra, chủ đầu tư không có tại địa chỉ đăng ký, các cơ quan liên quan liên lạc và nhờ Đại Sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải thông tin, liên lạc nhưng vẫn không được. Do đó, UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương thực hiện các thủ tục chấm dứt dự án theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Mikazuki Nhật Bản nghiên cứu đầu tư nhiều dự án tại Đà Nẵng 

Sáng 8/6, Tập đoàn Mikazuki Nhật Bản chính thức đưa vào vận hành tất cả các hạng mục của Khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Da Nang Mikazuki. Dự án này có tổng mức đầu tư 3.900 tỷ đồng, nằm trên bãi biển Xuân Thiều của TP.Đà Nẵng, với  diện tích 13 ha.

Khu nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Da Nang Mikazuki chính thức đi vào hoạt động.

Khách sạn Mikazuki có quy mô 22 tầng gồm 294 phòng tiêu chuẩn và suites, diện tích phòng vô cùng rộng rãi từ 70 đến 400 m2 sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.

Với mong muốn đưa du khách trải nghiệm văn hoá và các dịch vụ chuẩn Nhật Bản, Tập đoàn Mikazuki xây dựng nhiều không gian ấn tượng trong Dự án.

Vườn Nhật Bản tại tầng 4 với hàng loạt các biểu tượng văn hóa đặc trưng của xứ sở hoa anh đào như Ngũ Trùng Tháp, Chuông thiêng, đền Nikko Toshogu…, hay hồ bơi vô cực tại tầng 22 với tầm nhìn ngoạn mục ôm trọn vịnh Đà Nẵng và thiên đường vui chơi giải trí tại công viên nước Mikazuki 365 trong nhà lớn nhất miền Trung.

Các không gian hội nghị đa dạng được bố trí linh hoạt với sức chứa lên đến 1.000 người. Mỗi không gian hội nghị đều được trang bị đầy đủ các thiết bị nghe nhìn hiện đại và Wi-Fi tốc độ cao để sự kiện luôn được diễn ra thành công và đạt chất lượng tốt nhất.

Tại khách sạn Mikazuki, du khách có thể thưởng thức các phong cách ẩm thực đa dạng tại nhà hàng The Blue, Maimon Sushi, nhà hàng Teppan, Sake Bar hay Crescent Bar.

Ông Yoshimune Odaka, Chủ tịch Tập đoàn Mikazuki Nhật Bản cho biết, không chỉ mang lại sản phẩm du lịch mới cho TP.Đà Nẵng, để du khách trải nghiệm văn hoá và dịch vụ chuẩn Nhật. Dự án còn có ý nghĩa thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Mikazuki sẽ biến Dự án này trở thành minh chứng điển hình cho việc đầu tư thành công của doanh nghiệp Nhật Bản vào Đà Nẵng, cố gắng đưa hình ảnh Đà Nẵng quảng bá rộng rãi tại Nhật.

Ông  Yoshimune Odaka cũng khẳng định sẽ triển khai đầu tư một số dự án mới tại Đà Nẵng như cầu đi bộ, phố đêm tại quận Liên Chiểu. Tập đoàn sẽ phối hợp với Đà Nẵng để hoàn thiện thủ tục, khởi công dự án trong năm 2023 nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

19 rủi ro trong triển khai dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam 

Tại Hội thảo "kinh tế Biển và Hải đảo: Công tác cấp phép khảo sát cho Dự án điện gió ngoài khơi” diễn ra tại Hà Nội chiều 8/6/2022, ông Nguyễn Việt Long, Phó tổng giám đốc Ernst & Young Việt Nam (EY)- thay mặt cho nhóm tư vấn được tài trợ của Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam cho hay, sau khi phỏng vấn 3 nhà đầu tư trong nước, 2 nhà đầu tư nước ngoài, 5 bên cho vay trong nước và 7 bên cho vay quốc tế, nhóm đã liệt kê 19 rủi ro cần lưu ý trong quá trình triển khai dự án điện gió.

“EY đã tiến hành tham vấn cùng 17 đơn vị là các bên liên quan thuộc khu vực tư nhân để hiểu rõ hơn về những rủi ro mà họ bày tỏ quan ngại, khiến cho việc đầu tư vào các dự án điện gió ngoài khơi bị hạn chế. Để thúc đẩy việc huy động vốn nước ngoài và thu hút đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, các rủi ro chính mà các nhà đầu tư cùng các bên cho vay trong nước cũng như quốc tế quan ngại nhất cần được ưu tiên trong việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu”, ông Long nhận xét.

Cụ thể, hiện các nhà đầu tư đang chịu cả 19 rủi ro, bên cho vay cũng chịu 14 rủi ro, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng chịu 5 rủi ro và Chính phủ cũng có 2 rủi ro.  

Các rủi ro này cũng được chia theo quá trình triển khai dự án điện gió ngoài khơi. Đơn cử như trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các nhà đầu tư chịu toàn bộ rủi ro dự án bao gồm: rủi ro liên quan đến hoạt động cấp phép (bao gồm cả giấy phép khảo sát) và phê duyệt; rủi ro lựa chọn vị trí thực hiện dự án; rủi ro tài nguyên gió; rủi ro thiết kế kỹ thuật; rủi ro huy động vốn.

Trong giai đoạn đầu tư, các nhà đầu tư và các bên cho vay cũng chia sẻ phần lớn rủi ro dự án. Các nhà đầu tư, các bên cho vay và EVN cũng chia sẻ rủi ro thoái vốn (và thay đổi quyền kiểm soát). Chính phủ chia sẻ một phần rủi ro chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Tới giai đoạn vận hành, cơ chế phân bổ rủi ro cũng tương tự giai đoạn xây dựng. Ngoài ra EVN chia sẻ với các nhà đầu tư và các bên cho vay rủi ro chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; rủi ro về giải quyết tranh chấp và rủi ro về bất khả kháng.

Trong giai đoạn kết thúc, hoàn trả mặt bằng, mặc dù các nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp xử lý môi trường phù hợp khi hoàn trả khu vực biển được giao, tuy nhiên Chính phủ chịu phần lớn rủi ro còn lại liên quan đến việc hoàn trả mặt bằng nếu các nhà đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ nêu trên.

Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, nghiên cứu cũng cho rằng, Chính phủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng; do vậy, cần cân nhắc thực hiện các hành động sau đây nhằm giải quyết các mối quan ngại của các nhà đầu tư cũng như các bên cho vay trong nước và quốc tế, đồng thời giảm thiểu rủi ro của họ liên quan đến việc phát triển và tài trợ vốn cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Cụ thể là cải thiện khả năng huy động vốn của Hợp đồng mua bán điện bằng việc xây dựng cơ chế phân bổ rủi ro được chấp nhận bởi thông lệ quốc tế (trên cơ sở tham chiếu kinh nghiệm của Vương quốc Anh). Tiếp đó là xây dựng một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và minh bạch. Việc phát triển chuỗi cung ứng trong nước để hỗ trợ lĩnh vực điện gió ngoài khơi cũng được đặt ra và vấn đề tăng cường kế hoạch gia cố lưới điện và Quy hoạch điện VIII để hỗ trợ lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

“Những khuyến nghị này sẽ giúp thúc đẩy việc huy động vốn nước ngoài và thu hút vốn đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với mức giá điện cạnh tranh”, ông Long nhận xét.

Hé lộ quy mô dự án trang trại điện gió Bạch Long Vĩ 11 tỷ USD của Bitexco

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có công văn gửi Bộ GTVT về việc đo đạc, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên biển của Dự án điện gió ngoài khơi của Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco.

Tại văn bản này, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ngày 5/4/2022, Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco có về việc xin chủ trương khảo sát, quan trắc đánh giá tài nguyên biển để lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án trang trại điện gió ngoài khơi gần đảo Bạch Long Vĩ gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ảnh minh họa (Nguồn: Powermag)

Để có căn cứ chấp thuận cho Công ty cổ phần năng lượng Bitexco, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ GTVT có ý kiến về sự phù hợp của khu vực biển do Công ty cổ phần năng lượng Bitexco đề nghị nghiên cứu, khảo sát với quy hoạch ngành; các vấn đề có liên quan đến giao thông trên biển, tuyến luồng hàng hải và các vấn đề khác có liên quan.

Được biết, Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco đề nghị được giao/công nhận khu vực biển tại ngoài khơi đảo Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng theo nguyên tắc không thu tiền sử dụng khu vực biển, nhằm khảo sát phục vụ lập hồ sơ bổ sung quy hoạch Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi đảo Bạch Long Vỹ có công suất lắp máy dự kiến 3.300 MW.

Diện tích khu vực biển mà nhà đầu tư này xin sử dụng là khoảng 60.000 ha (600 km2), trong thời gian 24 tháng tính từ ngày được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản.

Dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi đảo Bạch Long Vỹ hay Trang trại điện gió khoài khơi Bạch Long ĩ có quy mô xây dựng và vận hành 3.300 MW điện gió ngoài khơi. Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 công suất 800 MW đưa vào vận hành năm 2030; giai đoạn 2 công suất 2.500 MW đưa vào vận hành năm 2035.

Tổng vốn đầu tư Dự án là 256.000 tỷ đồng (khoảng 11 tỷ USD). Nguồn vốn do doanh nghiệp thu xếp và vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

Công ty cổ phần Năng lượng Bitexco đề xuất xây dựng trạm biến áp 500kV/220kV trên đất liền (dự kiến tại huyện Tiên Lãng - Hải Phòng), trạm 220 kV trên đảo Bạch Long Vĩ và triển khai đường dây đấu nối 500 kV đấu vào trạm 500 kV Hải Phòng cũng như xây dựng đường dây cáp ngầm 220 kV từ trạm biến áp 220kV trên đảo vào đất liền.

Tiền Giang công bố 59 dự án mời gọi đầu tư, tổng vốn trên 22 ngàn tỷ đồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Trần Văn Dũng vừa ký Quyết định số 1581/QĐ-UBND phê duyệt danh mục dự án mời gọi đầu tư năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Theo đó, có 34 Dự án sử dụng đất công và 25 dự án thu hồi đất mời gọi đầu tư với tổng vốn đầu tư dự kiến 22.389 tỷ đồng. Các dự án mời gọi đầu tư tập trung chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ; khu dân cư thương mại; khu nhà ở xã hội; cụm công nghiệp...

Các dự án sử dụng đất công mời gọi đầu tư tiêu biểu là: Trung tâm thương mại dịch vụ tỉnh Tiền Giang (thuộc Quảng trường Trung tâm tỉnh Tiền Giang) xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, vốn đầu tư dự kiến 940 tỷ đồng; khu thương mại phức hợp và dịch vụ y tế Tiền Giang (xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho), vốn đầu tư dự kiến 653 tỷ đồng; khu dân cư Trung An (xã Trung An, TP. Mỹ Tho), vốn đầu tư dự kiến 750 tỷ đồng; khu dân cư thương mại Mỹ Phú (xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy), vốn đầu tư dự kiến 220 tỷ đồng; khu nhà ở xã hội đường Nguyễn Trãi nối dài (Phường 3, thị xã Gò Công), ước vốn đầu tư 233 tỷ đồng; Nhà ở thương mại Khu trung tâm hành chính huyện Cai Lậy (xã Bình Phú, huyện Cái Lậy), ước vốn đầu tư 559 tỷ đồng; Trung tâm thương mại dịch vụ kinh doanh nông sản (xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè), ước vốn đầu tư 482 tỷ đồng...

Các dự án thu hồi đất mời gọi đầu tư tiêu biểu gồm: Đường Nguyễn Công Bình nối dài và Khu dân cư hai bên đường (xã Trung An, TP. Mỹ Tho), vốn đầu tư dự kiến 1.146 tỷ đồng; khu nhà ở thương mại, dịch vụ Bình Hưng (xã Bình Đông, thị xã Gò Công) ước vốn đầu tư 1.786 tỷ đồng; khu dân cư Rạch Cầu Huyện (Phường 2 và xã Long Thuận, thị xã Gò Công), vốn đầu tư dự kiến 2.000 tỷ đồng; cụm công nghiệp Đồng Sơn (xã Đồng Sơn, huyện Gò Công Đông) vốn đầu tư dự kiến 800 tỷ đồng; tổ hợp nhà máy kết cấu thép (xã Gia Thuận, huyện Gò Công Đông) vốn đầu tư dự kiến 2.500 tỷ đồng...

UBND tỉnh Tiền Giang giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức công bố danh mục dự án; phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức xúc tiến, mời gọi đầu tư theo đúng quy định. Giao Sở tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh xác định giá đất tạm tính cho các dự án để công bố cho nhà đầu tư nghiên cứu, tính toán hiệu quả dự án.

Đồng thời, UBND tỉnh Tiền Giang cũng giao các sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, TP. Mỹ Tho tổ chức rà soát, đề xuất bổ sung dự án vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, danh mục dự án thu hồi đất, danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ; lập và trình duyệt hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, phối hợp thực hiện công tác xúc tiến đầu tư và quản lý dự án đầu tư theo đúng quy định.

Sẽ xả trạm BOT nếu nhà đầu tư không lắp xong thu phí không dừng trước 30/6

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể liên quan đến tiến độ triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí BOT giao thông trong phiên chất vấn sáng 9/6.

Không có gì ngạc nhiên khi câu hỏi chất vấn đầu tiên được đại biểu Quốc hội đặt ra đối với Tư lệnh ngành GTVT lại liên quan đến việc lắp đặt các hệ thống thu phí tự động không dừng - ETC bởi đây là vấn đề mà Bộ GTVT “nợ đọng” từ nhiều năm nay. 

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, mặc dù việc triển khai hệ thống ETC được triển khai từ năm 2015 và đến năm 2017, Quốc hội đã giao cho ngành GTVT phải hoàn thành lắp đặt các hệ thống ETC tại tất cả các Dự án BOT vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan, trong đó có việc đây là vấn đề rất lớn, công nghệ triển khai phải điều chỉnh nhiều lần cho phù hợp… đã khiến việc triển khai lắp đặt hệ thống ETC không hoàn thành đúng yêu cầu Quốc hội.

Đến đầu tháng 3/2022, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, chậm nhất đến 30/6/2022 phải lắp đặt xong ETC tại tất cả các tuyến đường bộ có thu phí, nếu không xong sẽ yêu cầu xả trạm.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định, sau nhiều nỗ lực, đến ngày 9/6, tiến độ triển khai đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ. Riêng 4 tuyến cao tốc do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý sẽ xong trước 31/7/2022. Sự chậm trễ này liên quan đến việc đề án tái cơ cấu 5 Dự án VEC chậm được cấp có thẩm quyền phê duyệt khiến nhà đầu tư không có kinh phí để triển khai.

“Hiện nay, vấn đề này đã được tháo gỡ, VEC cũng đã chọn xong nhà thầu cung cấp dịch vụ thu phí, bao gồm cả ETC. Đến ngày 31/7 sẽ xong như yêu cầu của Chính phủ”, Bộ trưởng Thể thông tin và nhấn mạnh là sẽ yêu cầu xả các trạm thu phí nếu không đáp ứng tiến độ chót. Mọi thiệt hại về tài chính nhà đầu tư phải gánh chịu.

Tư lệnh ngành GTVT khẳng định, nhà đầu tư BOT và người tham gia giao thông là bình đẳng về trách nhiệm liên quan đến thu phí. Do hiện nay, chưa có quy định xử phạt nhà đầu tư đối với những lỗi ảnh hưởng đến dịch vụ thu phí ETC. Bộ GTVT đang làm việc với Bộ Công an để điều chỉnh, luật hóa quy định này để sớm triển khai trên thực tế.

Trình Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong năm 2022

Chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Đoàn TP. Hà Nội) đề nghị Tư lệnh ngành GTVT đưa ra giải pháp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi để nhân dân trong vùng Dự án yên tâm sinh sống, sản xuất - kinh doanh.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết những chậm trễ trong việc thực hiện Quyết định số 519 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch giao thông vận tải, Quyết định số 2477 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc - Nam. Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chậm trễ này như thế nào, nguyên nhân và giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

Về định hướng phát triển đường sắt để giảm tải đường bộ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, thẩm định dự án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Kế hoạch là sẽ báo cáo Bộ Chính trị và phấn đấu trong nhiệm kỳ này báo cáo Quốc hội để xin chủ trương đầu tư. Khi có chủ trương đầu tư còn lập dự án đầu tư, 3 - 4 năm sau mới có thể triển khai.

Sắp tới, hệ thống đường sắt hiện hữu sẽ đi theo định hướng thành vận chuyển hàng hoá, kết nối xuống các cảng cùng đường biển. Còn đường sắt Bắc Nam tốc độ cao sẽ vận chuyển hành khách để đảm bảo giao thông Bắc - Nam thông suốt, nhất là vào dịp lễ Tết.

Được biết, Hành lang kinh tế Bắc - Nam kết nối 20 tỉnh/thành phố, ảnh hưởng đến khoảng 49% dân số cả nước, khoảng 40% về số lượng khu công nghiệp, khoảng 55% cảng biển lớn loại I-II, khoảng 67% khu kinh tế ven biển, 3/4 vùng kinh tế trọng điểm, đóng góp 61% GDP cả nước nên có vai trò quan trọng. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu vận tải trên hành lang này có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế xã hội cả nước. Với vị trí, vai trò quan trọng của hành lang Bắc - Nam, đã có nhiều nghiên cứu về định hướng phát triển đường sắt trên hành lang này.

 Vừa qua, căn cứ định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã rà soát các nghiên cứu trước đây, tổ chức nghiên cứu cập nhật bổ sung, làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội, cử tri, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và đông đảo người dân quan tâm (như sự cần thiết đầu tư, các kịch bản phát triển đường sắt trên hành lang Bắc - Nam, tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, hiệu quả dự án…) để hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án và trình Thủ tướng Chính phủ từ tháng 2/2019.

Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là chủ tịch hội đồng).

Hiện nay, tư vấn độc lập đang tiến hành thẩm tra phục vụ công tác thẩm định của Hội đồng trong thời gian sắp tới. Sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ GTVT sẽ tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu, báo cáo các cấp có thẩm quyền về chủ trương đầu tư Dự án. Với tiến độ như hiện nay, dự kiến Dự án có thể trình Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2022, tuy nhiên tiến độ này còn phụ thuộc rất lớn vào tiến độ thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước.

Chỉ nghe tin Quốc hội thảo luận dự án đường vành đai, thị trường đã sôi lên

 “Việc thực hiện 2 Dự án vành đai 3 TP.HCM và vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội vào giai đoạn này đã muộn hơn dự kiến, định là giai đoạn 5 năm trước, nên không có lý do gì trì hoãn. Hai dự án này sẽ mở ra không gian phát triển cho các trung tâm kinh tế cả nước”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh ngay khi bắt đầu phần phát biểu ý kiến tại Hội trường.

Hôm nay, Quốc hội thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM và các dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (GĐ 1), Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Theo ông Cường, các tuyến đường này đã được đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng từ giai đoạn 2011-2020, nhưng vì khó khăn về nguồn lực chưa được thực hiện, nên đến thời điểm này, khi các nguồn lực và điều kiện đã cho phép, thì việc quyết định đầu tư xây dựng là kịp thời và phù hợp.

Ông Cường nhắc lại những ý kiến của nhiều đại biểu đã từng thảo luận ở tổ, đó là hai dự án này không chỉ giảm ách tắc của Hà Nội hay TP.HCM mà là khơi thông nguồn lực, hàng hóa của cả nền kinh tế. Sự tắc nghẽn của của Hà Nội còn ảnh hưởng đến đường hàng hóa từ phía Nam lên phía Bắc, ông Cường ví dụ.

Vì vậy, vấn đề ông quan tâm lớn hơn thời điểm này là việc tận dụng và khai thác các nguồn lực mở ra từ các dự án này. Dù là các tuyến đường cao tốc, nhưng là vành đai các trung tâm kinh tế, nên có thể nhìn thấy những đô thị hiện đại, những trung tâm sản xuất, hàng hóa, khu công nghiệp sẽ phát triển bám theo các không gian này.

"Chỉ mới nghe Quốc hội thảo luận, xem xét các dự án đường vành đai thì giá đất xung quanh khu vực này đã sôi lên, cho thấy tiềm năng tạo nguồn lực từ quỹ đất đai xung quanh các tuyến đường này là vô cùng lớn. Do vậy, nếu có cơ chế tốt, việc xây dựng tuyến đường vành đai 4 khu vực Hà Nội cũng như tuyến đường vành đai 3 TP.HCM sẽ không tiêu tốn vốn đầu tư từ ngân sách, mà có thể còn tạo thêm nguồn lực mới cho ngân sách từ khai thác nguồn lực tạo ra từ quỹ đất mới được mở đường", ông Cường đề xuất. 

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cũng đồng tình, xây dựng các phương án khai thác nguồn lực, quỹ đất sẽ mở ra theo các dự án, để giảm áp lực cho ngân sách.

“Bộ tài chính phải có ý kiến về các phương án này một cách lỹ lưỡng”, đại biểu Vân đề nghị trực tiếp.

Đây cũng chính là lý do nhiều đại biểu đề đồng tình với việc thực hiện giải phóng mặt bằng 1 lần, kể cả quỹ đất cho hành lang đường sắt vành đai đã có quy hoạch. Cách này cũng sẽ giảm áp lực về nguồn lực khi thực hiện các dự án này, do chi phí giải phóng mặt bằng sẽ tăng lên khi đã hình thành các khu kinh tế, đô thị mới trong vùng vành đai.

“Cùng với việc lên kế hoạch giải phóng mặt bằng 1 lần, Chính phủ cần có nghiên cứu, quy hoạch cả vùng dự án để hình thành không gian phát triển, cả mạng lưới hạ tầng, đô thị... để có phương án đấu thầu thực hiện, khai thác tối đa nguồn lực”, ông Cường cụ thể phần kiến nghị.

Nhưng đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đoàn TP.CHM cũng nhắc đến những bất cập trong khai thác quỹ đất hai bên đường cao tốc hiện tại như một cảnh bảo sớm. Nếu không có quy hoạch hoặc quy hoạch thiếu tầm nhìn, xây dựng các đường kết nối đâm thẳng vào cao tốc, sẽ lại tạo thành các nút thắt mới.

"Chúng ta phải học tập các nước khi quy hoạch các vùng kết nối trong không gian phát triển. Vì khai thác quỹ đất không đúng cách sẽ biến các con đường cao tốc trở thành trung tốc và từ trung tốc xuống thành hạ tốc. Đáng lẽ bình thường đường cao tốc đó đi 4 tiếng đồng hồ từ TP.HCM lên Đà Lạt thì bây giờ có khi đi 7 tiếng, từ Sài Gòn lên Tây Nguyên có khi 6 tiếng bây giờ là phải 8 tiếng", ông Nghĩa bày tỏ lo ngại.

Đại biểu Tạ Thị Yên, đoàn Điện Biên cũng đề nghị chú ý đến việc kết nối với các trung tâm kinh tế. Đường cao tốc những đi qua các vùng dân cư, đô thị, nên không thể thiếu các đường, hầm kết nối.

Đặc biệt, các doanh nghiệp kỳ vọng vào việc xuất hiện của nhà đầu tư trong dự án Vành đai Vùng Thủ đô Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Thân, đại biểu đoàn Thái Bình cho rằng, cần tiếp tục mở rộng cơ hội cho các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án này.

Điều chỉnh quy hoạch sân bay Phú Quốc đạt công suất 10 triệu khách

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, vị trí, chức năng của Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc vẫn là cảng hàng không quốc tế, đạt cấp  4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO) và sân bay quân sự cấp II.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ có công suất là 10 triệu hành khách/năm, tăng 3 triệu hành khách so với quy hoạch hiện hữu và 25.000 tấn hàng hóa/năm.

Trong giai đoạn này, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có tổng số vị trí đỗ tàu bay là 30 vị trí; loại tàu bay khai thác: B747, B787, A350 và tương đương.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có công suất là 18 triệu hành khách/năm và 50.000 tấn hàng hóa/năm. Tổng số vị trí đỗ tàu bay là 50 vị trí; loại tàu bay khai thác là B747, B787, A350 và tương đương.

Để đạt mục tiêu nói trên, cùng với việc mở rộng hệ thống đường cất hạ cánh, sân đỗ và các công trình hạ tầng đồng bộ đáp ứng quy hoạch điều chỉnh, giai đoạn đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ tiến hành xây dựng nhà ga hành khách 2 cao trình phía Đông nhà ga hành khách hiện hữu. Tổng công suất đạt 10 triệu hành khách/năm, tùy thời điểm đầu tư nhà ga hành khách, có thể nghiên cứu tiến hành xây dựng ngay nhà ga hành khách với công suất thiết kế đạt 10 triệu hành khách/năm để đáp ứng một phần cho giai đoạn sau năm 2030, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam còn đề xuất xây dựng nhà ga hàng không chung về phía Tây cảng hàng không khi có nhu cầu.

Về tầm nhìn đến năm 2050, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất mở rộng nhà ga hành khách T2, nâng tổng công suất nhà ga đạt 18-20 triệu hành khách/năm. Có dự trữ đất phía Đông của nhà ga để có thể mở rộng khi có nhu cầu (tổng quỹ đất dự trữ để mở rộng nhà ga khu vực T2 đảm bảo cho công suất 30 triệu hành khách/năm, đảm bảo phát triển dài hạn).

Được biết, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là cửa ngõ thông thương của kinh tế quốc tế của đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và khu vực biên giới biển đảo phía Nam. Do đó Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có mối quan hệ chặt chẽ, tương hỗ với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, vùng biển đảo phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt xây dựng Phú Quốc với mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch, dịch vụ có chất lượng cao, đồng thời là trung tâm giao thương với các vùng trong nước, khu vực và quốc tế.  

Từ năm 2008, Quy hoạch phát triển Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được lập và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1608/QĐ-TTg ngày 10/11/2008.

Theo đó, mục tiêu dự báo đến năm 2020, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là sân bay cấp 4E (theo ICAO), có thể tiếp nhận 2,65 triệu hành khách/năm; lượng hàng hóa 14.000 tấn/năm; định hướng đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có thể tiếp nhận 7 triệu hành khách/năm; lượng hàng hóa 27.600 tấn/năm.

Từ năm 2009-2012, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã được triển khai xây dựng các hạng mục công trình theo đúng quy hoạch được duyệt.

Đến tháng 12/2012, Cảng hàng không bắt đầu được đưa vào khai thác các chuyến bay thương mại đầu tiên. Kể từ khi bắt đầu đưa vào khai thác, lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa thông qua Cảng hàng không liên tục tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Tính đến hết năm 2019, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đã tiếp nhận khoảng 3,7 triệu hành khách/năm, vượt quá công suất dự báo.

Năm 2020, ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch Covid-19, nhưng sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc vẫn đạt khoảng 3,2 triệu hành khách.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap