Ban điều hành hội thảo |
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Cục Điều tiết Điện lực,ĐiềuchỉnhphụtảiởHảiPhòngChínhquyềnđồnghànhcùngdoanhnghiệkết quả la galaxy Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững; Báo Công Thương (Bộ Công Thương); Ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND Tp. Hải Phòng; đại diện một số cơ quan trung ương, hiệp hội, tổ chức, chuyên gia lĩnh vực năng lượng; các sở ngành địa phương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), công ty điện lực Hải Phòng, cơ quan thông tấn báo chí và gần 400 đại biểu đến từ 275 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng chia sẻ, những năm qua, ngành điện đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ thống điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng với mức tăng trưởng cao. Bên cạnh đó, ngành điện cũng đã tích cực phối hợp với địa phương đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện ở tất cả các khối trường học, cơ quan hành chính, khu dân cư, trường học và doanh nghiệp. Qua công tác tuyên truyền, nhận thức về sử dụng năng lượng nói chung và điện nói riêng của doanh nghiệp và nhân dân đã nâng lên đáng kể, nhưng việc chuyển đổi các dây chuyền, máy móc thiết bị có hiệu suất năng lượng cao của nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn vì nguồn lực tài chính hạn chế, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước còn chung chung, các tổ chức tín dụng ngân hàng chưa vào cuộc …Do đó cần có những giải pháp quyết liệt, đồng bộ hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn này.
Với trách nhiệm của mình, trong những năm qua, Hải Phòng đã và đang tích cực triển khai Luật cũng như các chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; Quyết định 279/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê quyệt chương Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018- 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 175/QĐ-BCT về Chương trình Điều chỉnh phụ tải điện; Thông tư 23 của Bộ Công Thương; và các chương trình của ngành điện trên địa bàn.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành phát biểu tại Hội thảo |
Là một thành phố công nghiệp đang có bước chuyển mình mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng điện rất cao, tuy nhiên để giảm áp lực cho công suất phụ tải đỉnh giờ cao điểm, chúng tôi mong rằng các doanh nghiệp trên địa bàn cùng chung tay với ngành điện, có kế hoạch sản xuất phù hợp, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Thành phố Hải Phòng cam kết sẽ đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp trong chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả nói chung và chương trình quản lý nhu cầu điện, điều chỉnh phụ tải nói riêng.
Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, hiện trên địa bàn có khoảng 1.800 doanh nghiệp (DN) có sản lượng điện tiêu thụ từ 500.000 kWh trở lên. Trong 6 tháng đầu năm 2019, sản lượng điện cho công nghiệp đạt khoảng 1.729 triệu kWh/ tổng thương phẩm 6 tháng 2.843 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 60,81%.
Ông Nguyễn Hữu Hưởng – Phó Giám đốc PC Hải Phòng cho biết, đến thời điểm này, toàn đơn vị đã rà soát, lên danh sách hơn 274 DN có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên; đã phối hợp với tư vấn, liên hệ làm việc với gần 200 khách hàng. Đã ký kết thoả thuận thực hiện với hơn 32 DN có sản lượng điện tiêu thụ điện từ 3 triệu kWh trở lên.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Lê Minh Hiếu – Phó Tổng giám đốc Công ty Ximăng Chinfon cho biết, điện là yếu tố đầu vào quan trọng, ảnh hưởng khá lớn đến quá trình sản xuất cũng như hiệu quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, vì vậy chúng tôi luôn ý thức và triển khai nhiều giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu qủa. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp lớn, có tiềm lực thì việc đầu tư dễ dàng hơn nhưng có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn lực thì có muốn cũng chưa thể làm được.
Theo ông Hiếu, đối với chương trình điều chỉnh phụ tải, doanh nghiệp cần chia sẻ với nhà nước và ngành điện tuy nhiên cũng cần có giải pháp hợp lý. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có nhiều doanh nghiệp tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau, sản phẩm và thị trường khác nhau nên chu trình hoạt động sản xuất khác nhau do đó nhu cầu sử dụng điện cũng khác nhau ở từng thời điểm. Vì vậy cơ quan quản lý nhà nước và ngành điện cần xây dựng chương trình điều chỉnh phụ tải theo mùa, hoặc từng giai đoạn.
Trên cơ sở thống kê, tính toán nhu cầu sử dụng điện của từng doanh nghiệp theo khối sản xuất ở từng thời điểm, cơ quan quản lý nhà nước/ngành điện cần xây dựng chương trình phần mềm quản lý thông minh để nó tự động điều tiết chỗ thừa chỗ thiếu cho hiệu quả.
Các doanh nghiệp tham gia lễ ký kết DR |
Tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng đã đề xuất Bộ Công Thương sớm có hướng dẫn để doanh nghiệp tham gia các chương trình hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, trong đó có việc tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật.
Ông Trần Tuệ Quang – Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công Thương cho biết, hiện đơn vị đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải. Bộ Công Thương sẽ ghi nhận tất cả các ý kiến của doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách trong giai đoạn tới.
Trong khuôn khổ hội thảo, đại diện PC Hải Phòng và 10 doanh nghiệp đã tham gia lễ ký kết Thỏa thuận thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải trong năm 2019.