88Point

Thủ tướng đề xuất với Liên Hợp Quốc các giải pháp căn cơ ứng phó biến đổi khí hậuGian nan cuộc chiến bảng xêp hạng c1

【bảng xêp hạng c1】Đong đếm từng hạt mưa

Thủ tướng đề xuất với Liên Hợp Quốc các giải pháp căn cơ ứng phó biến đổi khí hậu
Gian nan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường giúp doanh nghiệp tiết kiệm 20.000 tỷ đồng mỗi năm
Đong đếm từng hạt mưa
Ảnh minh họa

Năm nay, Ngày Nước thế giới có chủ đề “Nước và biến đổi khí hậu”, trong khi Ngày Khí tượng thế giới có chủ đề chính là “Khí hậu và nước” với khẩu hiệu chính hết sức hình tượng: “Đong đếm từng hạt mưa - Chắt chiu từng giọt nước”.

Vậy bạn có biết tổ chức nào quyết định chủ đề của những ngày kỷ niệm quan trọng này?

Câu trả lời là Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO). Trực thuộc Liên hợp quốc, WMO là cơ quan chuyên ngành có trách nhiệm đưa ra tiếng nói chính thức của UN về trạng thái khí quyển trái đất, sự tương tác của khí quyển với đại dương, khí hậu, phân bố nguồn nước… Tiền thân của WMO là Tổ chức Khí tượng quốc tế (IMO) được thành lập vào năm 1873. Năm 1950, WMO được thành lập trên cơ sở Công ước về Tổ chức Khí tượng thế giới (ký kết ngày 11/ 10/1947, có hiệu lực vào ngày 23/3/1950). Chính vì thế, ngày 23 tháng 3 hàng năm được lựa chọn là Ngày Khí tượng thế giới. Đây cũng là dịp tôn vinh những đóng góp của các cơ quan khí tượng thủy văn trên khắp thế giới đối với việc bảo vệ tính mạng và tài sản của con người trước sự tác động của thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn (KTTV).

Là một thành viên của WMO, ngành KTTV Việt Nam hiện có một hệ thống quan trắc ở quy mô quốc gia với các trạm đo khí tượng thủy văn, hải văn ở khắp các vùng miền từ vùng hải đảo xa xôi đến các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Ngành đã được trang bị khoảng 1.500 trạm khí tượng thủy văn, hải văn với các mức độ công nghệ từ đo thủ công đến đo tự động; 10 radar thời tiết được lắp đặt ở các khu vực khác nhau; hệ thống định vị sét bao quát được toàn cầu.

Tuy vậy, so với quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn, hải văn được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đến năm 2030, ngành KTTV hiện mới chỉ đạt được khoảng gần 30%. Mặt khác, các trạm quan trắc lại phân bố không đồng đều, chủ yếu là ở vùng đồng bằng; trong khi những vùng sâu, vùng xa, vùng biển khơi, vốn thường xảy ra biến động bất thường về KTTV thì hãy còn khá mỏng. Bên cạnh đó, đa số các trạm vẫn thuộc loại thủ công, tạo nên áp lực về nguồn nhân lực cũng như khó khăn trong truyền tin, thu thập, tổng hợp các nguồn tin trong cùng một thời điểm để đưa ra những dự báo chuẩn xác và kịp thời nhất.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap