Video cụ bà Syria nguyền rủa khủng bố IS
TheủngbốISvànhữngtintứcmớinhấtngàxem keo nhà cáio tin tức từ Thanh Niên, Đài RT (Nga) hôm 14.2 đưa tin cho biết một đoạn video quay cảnh một bà lão Syria đối đầu phiến quân tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã được thu hút được nhiều người xem trên các trang mạng xã hội. Đoạn video đăng tải trên YouTube cho thấy cảnh hai tay súng khủng bố IS đang ngồi trong xe bị một bà cụ mặc trang phục truyền thống của Ả Rập tiến đến gần và nguyền rủa.
“Bọn quỷ dữ chúng mày, hãy về chầu trời đi”, bà lão la lớn, bất chấp hai tên IS cầm súng bên mình. Bà còn chất vấn hai phiến quân về vụ sát hại một cư dân địa phương người Kurd, cùng “tất cả những người” mà IS đã giết trước đó. “Hãy về chầu trời đi. Cuộc tàn sát này bị (Thượng đế) ngăn cấm”, bà nguyền rủa.
Hình ảnh cụ bà gan dạ đối đầu với hai tay súng khủng bố IS trong đoạn video đăng tải trên YouTube
Các tay súng IS ban đầu dường như sửng sốt với giọng điệu của cụ bà người Syria. “Này bà già, bà nói gì vậy? Tụi tôi chắc chắn là có quyền”, họ vừa nói vừa cười chế nhạo. Bà lão sau đó trích một vài đoạn trong Kinh Koran, cáo buộc phiến quân IS vi phạm những điều răn dạy của các giáo sĩ Hồi giáo dòng Sunni ở Syria.
“Bà già! Tụi tôi không rảnh đâu, đi chỗ khác đi”, một phiến quân IS ngồi trong xe nói. Nhưng bà lão vẫn không lùi bước: “Sẽ chẳng có ai chiến thắng, cả chúng mày lẫn bất kỳ ai. Chúng mày sẽ chỉ cứ giết hại lẫn nhau như lũ lừa”, cụ bà Syria nói. “Thượng đế đang dõi theo những gì chúng mày làm”, bà kết luận trong đoạn cuối của video.
RT cho biết đoạn video đang được chia sẻ mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội. Nancy Onyett, một cư dân mạng, bình luận: “Đoạn nói chuyện với IS của bà lão làm tôi vui!”.
Khủng bố IS chặt tay 3 phụ nữ, cắt đầu thành viên hút thuốc lá
Theo Người Lao Động, một người dân ở TP Mosul – Iraq vừa chứng kiến cảnh các tay súng Nhà nước Hồi giáo (IS) chặt tay 3 người phụ nữ không rõ lý do và dùng roi quất 5 người đàn ông vì sử dụng điện thoại di động. Khủng bố IS ban hành lệnh cấm sử dụng điện thoại di động và ngắt toàn bộ đường dây điện thoại cố định ở Mosul vì lo ngại người dân cung cấp thông tin vị trí của chúng cho Mỹ và liên minh. 5 người đàn ông mới đây bị IS phạt mỗi người 30 roi về tội dùng điện thoại di động gọi cho người thân. 3 người phụ nữ khác cũng bị chặt tay mà không rõ lý do.
Nhóm khủng bố IS tiêu hủy hàng ngàn bao thuốc lá thu được ở TP Raqqa - Syria
Ngoài cấm dùng điện thoại, Nhà nước Hồi giáo còn cấm ngặt các hành vi uống rượu, hút thuốc và chửi tục. Theo báo Los Angeles Times đưa tin hôm 12-2, thủ cấp của một thành viên cấp cao IS được phát hiện ở miền Đông Syria với một điếu thuốc ngậm trong mồm hồi tháng 1 vừa qua. Trên thi thể của y, một mảnh giấy được đính kèm ghi dòng chữ: “Đây là điều không thể chấp nhận, Sheikh” bằng tiếng Ả Rập.
Chiếu theo luật Hồi giáo Sharia, IS giải thích hút thuốc lá là một hình thức “tự tử chậm” nên bị cấm trong khu vực do tổ chức kiểm soát. Những người bán loại “độc dược” này sẽ bị trừng trị nghiêm khắc và thuốc lá sẽ bị tiêu hủy, trong khi người hút phải chịu hình phạt tối thiểu là bị đánh 40 roi. Ngoài ra, IS bắt phụ nữ phải mang mạng che mặt, cấm người dân nghe nhạc và một số hành vi “không đúng mực” khác.
Tính mạng 21 công dân Ai Cập bị khủng bố IS rất nguy kịch
VOV đưa tin, các bức ảnh do IS tung lên mạng cho thấy, các con tin Ai Cập mặc bộ quần áo liền màu vàng cam và tay bị còng ở sau lưng. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày hôm qua (14/2) cho biết, tình hình của 21 công dân nước này bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng bắt giữ tại Lybia đang hết sức nguy kịch.
Những con tin Ai Cập này bị bắt cách đây 2 tháng khi đang ở Sirte (Lybia). Các bức ảnh do tổ chức Nhà nước Hồi giáo tung lên mạng xã hội hôm 13/2 cho thấy, các con tin Ai Cập mặc bộ quần áo liền màu vàng cam và tay bị còng ở sau lưng.
IS thường xuyên tung ra các đoạn video quay lại cảnh hành quyết
man rợ nhiều con tin và tù nhân
Dù có nhiều thông tin trái chiều trên các phương tiện truyền thông, hiện chưa có khẳng định nào về cái chết của những con tin này. Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho rằng, khả năng xảy ra diễn biến tiêu cực luôn thường trực vì những kẻ bắt cóc này luôn có xu hướng thực hiện hành động man rợ để hăm dọa, tạo tâm lý bất ổn và sợ hãi.
“Chúng tôi đang theo sát vụ việc và tình hình hiện nay hết sức nhạy cảm. Tôi tin rằng chúng ta phải cảnh giác để những kẻ khủng bố không thể trục lợi từ những thông tin sai lầm hay hành động thái quá, mà phải giải quyết vấn đề từ khía cạnh thông tin đã được xác minh. Mặt khác, chúng tôi đang làm tất cả những gì có thể để đánh giá tình hình và thông qua các mối liên hệ với các bộ lạc ở Lybia để giải quyết vấn đề này, tránh làm tình hình xấu đi”, ông Sameh Shoukry cho hay.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cũng vừa đề nghị sơ tán toàn bộ công dân Ai Cập khỏi Lybia. Động thái này khiến dư luận đồn đoán rằng Ai Cập có thể tấn công tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng đang hoạt động ở Lybia.
Người Kurd giành lại hơn 100 ngôi làng từ khủng bố IS
Theo VNExpress, các lực lượng người Kurd với sự hỗ trợ từ liên minh quốc tế đã giành lại quyền kiểm soát ít nhất 163 ngôi làng xung quanh Kobani từ tay Nhà nước Hồi giáo, sau khi đẩy bật nhóm phiến quân ra khỏi thị trấn này.
Reuters dẫn thông tin từ Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết người Kurd chiếm lại được nhiều ngôi làng kể từ khi đẩy bật Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi thị trấn Kobani, miền bắc Syria, vào cuối tháng trước. Tuy nhiên, quá trình này đã bị chậm lại bởi các cuộc đụng độ mới ở phía tây và tây nam thị trấn, hướng tấn công mới của IS.
"Vài trăm tay súng nổi dậy đã tham gia cùng người Kurd trong những trận chiến xung quanh Kobani", Rami Abdulrahman, nhà sáng lập SOHR, nói. Các nhóm nổi dậy gồm lữ đoàn Shams al-Shamal và Lữ đoàn Cách mạng Raqqa.
Người Kurd giành lại hơn 100 ngôi làng từ tay khủng bố IS
Khủng bố IS sử dụng vũ khí hạng nặng tấn công Kobani từ năm ngoái, buộc hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa. Người Kurd ở Syria, với hỗ trợ quân sự từ lực lượng Peshmerga người Kurd tại Iraq và liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu, tuyên bố đẩy lùi IS ra khỏi Kobani hôm 26/1.
Trận chiến giành quyền kiểm soát thị trấn này đã trở thành tâm điểm trong chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào IS ở Syria. Nhóm phiến quân vẫn còn kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở miền bắc và miền đông Syria, gồm dải lãnh thổ dọc theo vùng ngoại ô Aleppo và một hành lang trải dài theo hướng đông nam từ tỉnh Raqqa tới biên giới với Iraq.
Loan Nguyễn
Những tin tức mới nhất về tình hình khủng bố IS ngày 6/2/2015