Định hướng phát triển của Cà Mau là trở thành địa phương mạnh về kinh tếbiển. Trong ảnh: Du khách tham quan vùng Đất Mũi Cà Mau |
Là tỉnh duy nhất trên cả nước có 3 mặt đều giáp biển,àMautăngtốcpháttriểnvớiđộtpháchiếnlượbxh giải vô địch quốc gia hà lan Cà Mau đã và đang tận dụng lợi thế, tập trung mọi nguồn lực để phát triển đột phá các ngành kinh tế biển, nhất là kinh tế thủy sản, du lịch, năng lượng tái tạo, hàng hải; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi với các địa phương trong vùng, cả nước và quốc tế; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao. Tỉnh chú trọng bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, chủ động tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để thu hút các nguồn lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Xác định rõ 3 kịch bản và 4 đột phá chiến lược
Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định rõ 3 kịch bản và các giải pháp ứng phó phù hợp với từng kịch bản phát triển.
Kịch bản 1, đặt mục tiêu phấn đấu cao, có nhiều tác động đột phá cho phát triển, được xây dựng trên cơ sở GRDP tăng trưởng từ 7,5% đến trên 8%.
Kịch bản 2, đặt mục tiêu phấn đấu cao, có nhiều tác động đột phá cho phát triển và hội tụ nhiều thuận lợi từ bên ngoài tỉnh, GRDP tăng trưởng trên 9,1%.
Kịch bản 3, đặt mục tiêu phấn đấu trong bối cảnh bên ngoài có những tác động không thuận lợi cho phát triển, tăng trưởng GRDP 7%.
Trong đó, Kịch bản 1 được xây dựng trên cơ sở: Cà Mau có nhiều giải pháp đột phá cho phát triển, nhất là về đổi mới, cải thiện môi trường đầu tưkinh doanh, xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực... Tốc độ phát triển của tỉnh nhanh hơn so với thời kỳ trước, tăng trưởng kinh tế bình quân đến năm 2030 đạt trên 7,5%/năm. GRDP bình quân đầu người tăng nhanh, bằng 90% so với bình quân cả nước vào năm 2025 và tương đương bình quân cả nước vào năm 2030.
Định hướng phát triển của tỉnh được thiết lập rõ ràng, trong đó tập trung thu hút đầu tư năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, Khu kinh tế Năm Căn để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, chế biến nông - lâm nghiệp và thủy sản. Sự phát triển công nghiệp sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị, các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ chất lượng cao, đào tạo nghề, y tế, du lịch, dịch vụ... Từ đó, tạo nhiều việc làm mới, thu hút lao động nhập cư và đảo ngược xu hướng lao động di cư khỏi tỉnh. Năng suất lao động sẽ tăng cao hơn mức bình quân giai đoạn 2016 - 2020 và cao hơn mức bình quân của cả nước.
Do vậy, Kịch bản 1 được xác định là phương án phát triển của tỉnh và là cơ sở để đặt các mục tiêu phát triển. Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, tỉnh Cà Mau xác định rõ 4 khâu đột phá chiến lược.
Một là, phát triển bền vững kinh tế biển gắn với khai thác hiệu quả Cảng biển tổng hợp Hòn Khoai, Khu kinh tế Năm Căn.
Hai là, đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (đường cao tốc, đường ven biển, cảng biển, cảng hàng không), hạ tầng đô thị, hạ tầng khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch, hạ tầng hệ thống thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
Ba là, hình thành và phát triển 2 hành lang kinh tế theo hướng Bắc - Nam (TP. Cà Mau - Cái Nước - Năm Căn - Đất Mũi) và hướng Đông - Tây (Tân Thuận - Sông Đốc) trên cơ sở kết nối đường cao tốc, đường ven biển, cảng hàng không, cảng biển và 5 cực tăng trưởng (TP. Cà Mau, Năm Căn, Sông Đốc, Tân Thuận, Đất Mũi).
Bốn là, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Trung tâm sản xuất công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, dịch vụ của vùng
Quy hoạch tỉnh Cà Mau ưu tiên đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện cho từng giai đoạn, thời kỳ phát triển.
Giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu là tái cơ cấukinh tế, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhằm xây dựng thành công các nền tảng cho phát triển bền vững ở các thời kỳ tiếp theo.
Nhiệm vụ và giải pháp của giai đoạn này là đa dạng hóa, tăng tính bền vững nguồn thu ngân sách địa phương để tăng nguồn lực đầu tư phát triển. Một mặt, tận dụng các chính sách để huy động nguồn lực (ngân sách địa phương, hỗ trợ của Trung ương, đối tác công - tư…). Mặt khác, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư các dự ánquan trọng, chuẩn bị nền tảng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông, khu kinh tế, khu - cụm công nghiệp, đô thị, trung tâm đầu mối nông nghiệp, logistics, khu du lịch, chuẩn bị thật tốt để sẵn sàng đón cơ hội từ sự phát triển hạ tầng giao thông của toàn vùng, đặc biệt là các tuyến cao tốc. Quy hoạch, đầu tư để hình thành quỹ đất phát triển công nghiệp, dịch vụ với mức giá hợp lý để tăng sức hấp dẫn, năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư.
Giai đoạn 2026 - 2030, mục tiêu là đưa Cà Mau trở thành tỉnh có nền sản xuất công nghiệp phát triển khá, tạo động lực phát triển nhanh các ngành dịch vụ, đô thị và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.
Kinh tế Cà Mau tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng đầu tư. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn này là đẩy mạnh đầu tư và không ngừng tăng năng suất, bao gồm năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
Đồng thời, tiếp tục chuẩn bị hạ tầng để sẵn sàng đón cơ hội, kết nối từ sự phát triển hạ tầng giao thông của vùng. Như giai đoạn trước, huy động mọi nguồn lực để chuẩn bị kết nối tốt nhất vào hệ thống giao thông - vận tải vùng và quốc gia, vừa để tiếp tục phát triển công nghiệp, vừa tạo nền tảng, hạ tầng cho phát triển các cụm ngành dịch vụ mà Cà Mau có lợi thế, đó là du lịch, dịch vụ phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Các ưu tiên quan trọng trong giai đoạn này là cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và tạo ra cơ hội đầu tư - kinh doanh mới, phát triển các doanh nghiệpcủa Cà Mau để tham gia chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp bên ngoài tỉnh. Điều này giúp tạo ra hệ sinh thái doanh nghiệp lành mạnh, đồng thời tạo nội lực và nền tảng phát triển kinh tế, tăng thu ngân sách bền vững cho địa phương.
Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, tạo nền tảng, thuận lợi để tăng nhanh năng suất lao động, đặc biệt là hạ tầng chuyển đổi số để phát triển toàn diện chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Khi hệ sinh thái công nghiệp được hình thành và phát triển, xác định lựa chọn xây dựng một số cụm ngành chủ lực và một số cụm ngành có lợi thế. Tập trung đầu tư phát triển đô thị, trọng tâm là TP. Cà Mau, đô thị Năm Căn, đô thị Sông Đốc và các đô thị đóng vai trò là cực phát triển của tỉnh. Phát triển nhanh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ liên quan đến công nghiệp, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bán lẻ, ngân hàngvà các dịch vụ khác.
Thời kỳ 2031 - 2050, mục tiêu là đưa Cà Mau trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long; trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước.
Trong nửa đầu của giai đoạn này, tiếp tục gia tăng đầu tư và cải thiện năng suất. Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước, mục tiêu tăng năng suất trong giai đoạn này chủ yếu đạt được nhờ vào khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo chứ không chỉ thuần túy dựa vào gia tăng đầu tư.
Trong nửa sau của giai đoạn này, Cà Mau phấn đấu tăng hàm lượng đổi mới sáng tạo, trong đó quan trọng nhất là tìm ra và phát triển được giá trị độc đáo của tỉnh. Theo đó, đầu tư nâng cấp toàn diện để có thể gia tăng hàm lượng đổi mới sáng tạo và phát triển được giá trị độc đáo; cơ sở hạ tầng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế và môi trường được nâng cấp toàn diện. Giải quyết hài hòa hai vấn đề phát sinh trong giai đoạn này, là già hóa dân số và phân hóa giàu nghèo, Cà Mau xác định chuẩn bị và triển khai hiệu quả chính sách xã hội để xây dựng hệ thống an sinh xã hội phù hợp.
Tầm nhìn đến năm 2050, Cà Mau là tỉnh phát triển, xã hội văn minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kinh tế Cà Mau phát triển theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, có năng suất lao động cao gắn với phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang bản sắc của con người Cà Mau nghĩa tình, thân thiện, mến khách. Môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ, bảo tồn. Hệ thống đô thị phát triển theo hướng thông minh, sinh thái; không gian nông thôn hiện đại, văn minh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng số phát triển đồng bộ, hiện đại. Chính trị, quốc phòng, an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.