您现在的位置是:88Point > La liga

【số liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen】Thay đổi để thúc đẩy thương mại điện tử

88Point2025-01-12 06:01:57【La liga】8人已围观

简介Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng cao khi người dân sử dụng mua sắm số liệu thống kê về psv gặp sc heerenveen

thay doi de thuc day thuong mai dien tu

Tiềm năng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam đang ngày càng cao khi người dân sử dụng mua sắm qua mạng tăng nhanh Ảnh: H.Anh

Tiềm năng lớn

Theđổiđểthúcđẩythươngmạiđiệntửsố liệu thống kê về psv gặp sc heerenveeno TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TMĐT là vấn đề thời sự nhận được sự quan tâm và có tiềm năng lớn trong cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Do đó, yêu cầu phát triển TMĐT sẽ trở thành một yêu cầu tự nhiên. Theo CIEM, tiềm năng phát triển TMĐT ở Việt Nam đang ngày càng hiện hữu. Cụ thể, Việt Nam ít nhiều đã có khung chính sách phát triển TMĐT, quy mô thương mại trong nước và quốc tế không ngừng tăng trưởng, đồng thời sự nổi lên của tầng lớp thu nhập trung bình đã kéo theo sự thay đổi đáng kể về hành vi tiêu dùng trong nền kinh tế, đặc biệt là tiêu dùng trên các nền tảng công nghệ.

Những năm gần đây, với sự ra đời của hàng loạt tên tuổi lớn hoạt động TMĐT trực tuyến như Lazada, Tiki, Sendo, Shopee, Adayroi…, thị trường mua sắm trực tuyến đã không còn xa lại và ngày càng trở nên sôi động. Tỷ lệ người tiêu dùng tham gia vào việc mua bán trên mạng nói chung và trên mạng xã hội nói riêng cũng có xu hướng gia tăng. Đầu tư nước ngoài cũng đổ vào nhiều thông qua các tên tuổi lớn hoạt động trong lĩnh vực TMĐT cũng cho thấy tiềm năng phát triển hứa hẹn của lĩnh vực này ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đang mở hơn với việc tham gia 17 Hiệp định FTA, bao gồm cả CPTPP sẽ tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh mới cho TMĐT. Nhận thức của DN, người dân về TMĐT, về Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tốt hơn và nhu cầu của người dân về TMĐT đang gia tăng.

Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng chính sách, Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam được đánh giá là có thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh, đặc biệt trong 5 năm trở lại đây. Thống kê những năm qua cho thấy quy mô thị trường TMĐT có tốc độ tăng trưởng ổn định, xu hướng tăng dần đều trên 20%/năm, từ 2,2 tỷ USD năm 2013 đến 6,2 tỷ USD năm 2017. Nếu như năm 2013 tỷ lệ mua sắm của người dân qua thiết bị di động là 6% thì đến năm 2017 là 41%, tỷ lệ này thể hiện qua việc sở hữu thiết bị di động thông minh và theo bà Lê Thị Hà thì đây là khả năng tác động tới TMĐT nhiều nhất.

Được biết, doanh thu bán lẻ TMĐT Việt Nam tăng 24% so với năm 2016. Con số này tương ứng khoảng 500.000 đơn hàng một ngày. Với đà phát triển này, doanh thu TMĐT sẽ vượt mức 10 tỷ USD vào năm 2020.

Sự phát triển lành mạnh và bền vững của TMĐT đòi hỏi phải có những nền tảng cơ bản bao gồm: Hạ tầng công nghệ, bao gồm cả thanh toán điện tử, bảo mật, an ninh giao dịch TMĐT; hạ tầng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển TMĐT, thu hút có chọn lọc các nhà đầu tư tư nhân chiến lược cho phát triển TMĐT, vai trò tích cực của chính phủ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển TMĐT. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, còn nhiều thách thức, khó khăn của Việt Nam trong chuẩn bị nền tảng cho phát triển TMĐT.

Đơn cử, tại Việt Nam, việc thanh toán trực tiếp khi nhận hàng vẫn còn khá phổ biến, thay vì thanh toán trực tuyến. Hiện Việt Nam có đến hơn 80% DN hỗ trợ phương thức thanh toán trực tiếp khi nhận hàng so với mức trung bình 47% trong khu vực, và chỉ khoảng 20% ở Singapore và Malaysia. Thêm nữa, thị phần TMĐT tại Việt Nam chủ yếu do các DN FDI nắm giữ, trong khi sự tham gia của các DNNVV trong nước còn rất hạn chế. Hạ tầng công nghệ tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập, đặc biệt là độ ổn định, khả năng ứng phó với các sự cố về bảo mật, an toàn thông tin…

Cần cách mạng về tư duy

Bên cạnh những thách thức, đánh giá về thực những vấn đề đang nổi lên trong phát triển TMĐT Việt Nam hiện nay, bà Lê Thị Hà nhấn mạnh, công nghệ ngày càng phát triển, TMĐT không ngừng thay đổi về mô hình, phương thức hoạt động, về mức độ tham gia của các đối tượng liên quan: Người sở hữu web, người bán, người mua, người cung cấp hạ tầng kỹ thuật, các đối tượng trung gian thanh toán, vận chuyển… “Một trong những vấn đề nổi lên trong phát triển TMĐT là xuất hiện những mô hình TMĐT mới, phức tạp trong cách thức hoạt động và chủ thể tham gia. Thậm chí, có những mô hình mới mà chúng tôi không thể dùng Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về TMĐT để điểm danh”, bà Lê Thị Hà nói.

Còn ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) nhấn mạnh tới vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa trong TMĐT. Theo ông Dương, việc kiểm soát hàng hóa trong thương mại truyền thống đã khó nhưng điều này lại càng phức tạp, khó khăn hơn trên môi trường TMĐT. “Đơn cử như việc xử lý trường hợp bán đồ chơi gắn cờ có in hình bản đồ không phù hợp với an ninh an toàn quốc gia mà người bán không biết chi tiết thông tin về bản đồ đó trên sản phẩm… Để phối hợp kiểm soát, xử lý vấn đề này là rất khó khăn, phức tạp”, ông Nguyễn Anh Dương nói.

Một vấn đề khác đang là nỗi e ngại của người dân chính là việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, kết quả khảo sát của Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy, người dân ngày càng đánh giá cao và hài lòng hơn khi tham gia mua sắm trực tuyến, nhưng việc có quá nhiều DN không thông báo và không đăng ký với Bộ Công Thương cũng làm người tiêu dùng lo ngại về chất lượng hàng hóa trao đổi trên môi trường TMĐT. Trong khi đó, dù có quy định và thể chế về bảo vệ người tiêu dùng, người tiêu dùng vẫn không biết địa chỉ và tốn rất nhiều thời gian, chi phí để khiếu nại khi gặp vấn đề trong giao dịch TMĐT.

Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, công tác quản lý TMĐT đối với các giao dịch xuyên biên giới cũng đang đặt ra nhiều thách thức, làm sao để quản lý các giao dịch từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam đòi hỏi có hệ thống chính sách đồng bộ liên quan TMĐT chứ không chỉ là về TMĐT. Bên cạnh đó, thu thuế TMĐT cũng là một trong những thách thức trong quản lý TMĐT tại Việt Nam.

Liên quan đến khung khổ pháp lý cho TMĐT, được biết, từ năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật đầu tiên đặt nền tảng pháp lý cho TMĐT: Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật Giao dịch điện tử. Trong giai đoạn 2011-2015, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT đã được ban hành, trong đó có Nghị định số 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về TMĐT. Tuy nhiên, theo đánh giá, các quy định pháp lý còn có độ vênh và chưa tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển lành mạnh của TMĐT nói riêng và các phương thức, mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh CMCN 4.0 nói chung.

Về quản lý TMĐT trong bối cảnh mới, theo TS. Nguyễn Đình Cung, CMCN trước hết phải là cách mạng về tư duy rồi mới đến CMCN. Theo đó, việc đầu tiên không phải là nghĩ đến chuyển “quản” thế nào, mà là phải là thúc đẩy thế nào, vì TMĐT là lĩnh vực rất mới, khi chúng ta chưa biết cách quản thì phải nghĩ làm gì để nó phát triển, sau đó quan sát và khi phát hiện vấn đề thì có các đề xuất để quản lý.

Đối với những phương thức kinh doanh TMĐT mới như Uber hay Grap, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, vấn đề không phải là tìm cách đuổi họ đi mà làm sao để có những Uber, Grap của Việt Nam, có những công ty công nghệ của Việt Nam. Chúng ta có thể hạn chế Uber, Grap nhưng không phải là triệt tiêu phương thức kinh doanh mới cho các DN tư nhân trong nước phát triển, chúng ta phải tạo ra cơ hội. Từ những vụ kiện liên quan đến loại hình kinh doanh mới này, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng: Việc dịch chuyển lao động, vốn từ DN kém sang DN tốt hơn là điều cần khuyến khích, đây là phân bố nguồn lực trong kinh tế thị trường. “Chúng ta không nên ngăn chặn, không thể theo kiểu kiện ông này vì ông này lấy hết nguồn lực của tôi. TMĐT đưa lại những cơ hội lớn cho DNNVV, vậy cần nâng, hỗ trợ như thế nào là vấn đề đặt ra hiện nay. Cần phải thay đổi tư duy và cách thức quản lý nhà nước làm sao để thúc đẩy phát triển, nếu không chúng ta sẽ kìm hãm phát triển, chỉ đi giải quyết các thất bại của thị trường. Quản lý xét đến cùng không gì khác là bảo vệ lợi ích người tiêu dùng”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
“Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT còn rối rắm, gây khó khăn, kìm hãm TMĐT phát triển. Thời gian ban hành các văn bản này trải dài từ 2005 đến 2016, nhiều văn bản vẫn còn hiệu lực thì sẽ không còn phù hợp bởi sự phát triển của TMĐT thay đổi nhiều như thế nào. Theo nghiên cứu thì ngay cả các văn bản mới ban hành trong vài năm gần đây cũng chưa đủ để phù hợp với thực tiễn, ví dụ với loại hình taxi truyền thống kiện taxi công nghệ, chẳng khác nào “con trâu kiện máy cày” đã lấy mất công việc của mình. Chưa kể các văn bản đã ban hành có nhiều văn bản chưa cập nhật được các cam kết quốc tế, từ đó không theo được tinh thần tạo thuận lợi cho phát triển, đặc biệt là cho lĩnh vực mới mẻ. Do đó, cần thay văn bản cũ, lạc hậu bằng văn bản mới ngay, vì đòi hỏi thay đổi của cuộc sống. Những văn bản mới cũng nên làm trong 1-2 năm, và sẽ tiếp tục được cập nhật. Bộ Công Thương nên chủ trì trong xây dựng luật mới, trong đó đề cập toàn diện về TMĐT trong luật này phù hợp với cam kết quốc tế, dỡ bỏ những gì không đúng với cam kết quốc tế. Về hợp tác quốc tế trong phát triển TMĐT, nên cẩn trọng trong mời các DN ngoại về TMĐT đầu tư vào Việt Nam. Khi chọn đối tác chiến lược phải là đối tác cùng hợp tác phát triển, không nhất thiết phải là ông lớn cạnh tranh với Việt Nam, bởi có thể ban đầu họ làm bùng lên TMĐT nhưng về lâu dài lại làm thui chột hàng hóa TMĐT của Việt Nam là không nên. Chúng ta cũng nên học hỏi Singapore, họ đã chủ động mời Amazon vào để giảm sức ép của Alibaba”.

PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính:
“Thuế TMĐT chính là lĩnh vực còn đang thất thu khá nhiều ở nhiều địa phương, cơ quan Thuế chưa đưa được những đối tượng này vào diện quản lý và chưa kiểm soát được giao dịch kinh doanh của những đối tượng này. Về cơ chế, chính sách, Luật Quản lý thuế hiện hành đã tạo nền tảng và cho phép cơ quan Thuế chủ động trong quản lý người nộp thuế kinh doanh trong môi trường truyền thống và TMĐT như quy định về cơ chế tự khai - tự nộp; nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên thứ 3 (bao gồm cả thông tin dạng dữ liệu điện tử), hiện đại hóa công tác quản lý thuế (khuyến khích thực hiện giao dịch điện tử). Tuy nhiên, cũng chính những quy định này đã tạo "lỗ hổng" quản lý từ phía cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh. Cùng với đó, sự phối kết hợp giữa các nhà mạng, cơ quan Thuế và các ngân hàng thương mại chưa chặt chẽ nên mới xảy ra tình trạng thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh này".

H.Anh (ghi)

很赞哦!(9289)