88Point

Dịch Covid-19 chưa thể kết thúc trong thời gian ngắn nên nhiều quốc gia có c&aac bongda duc

【bongda duc】Con đường thoát khỏi Covid

Dịch Covid-19 chưa thể kết thúc trong thời gian ngắn nên nhiều quốc gia có cách phòng,đườngthotkhỏbongda duc chống khác nhau.

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, nhiều nước tái áp đặt lệnh phong tỏa. Ảnh minh họa: Reuters

Hầu hết các chuyên gia y tế Australia đều cho rằng loại bỏ hoàn toàn vi-rút SARS-CoV-2 gần như chắc chắn là điều không thể và đại dịch sẽ không biến mất một cách nhanh chóng mà nhiều khả năng sẽ trở thành dịch bệnh kéo dài.

Theo giáo sư Eddie Holmes, nhà nghiên cứu về sự tiến hóa của vi-rút thuộc Đại học Sydney dự báo, theo thời gian, Covid-19, giống như các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, sẽ trở thành bệnh dịch thường xuyên nhưng dễ kiểm soát hơn trong cuộc sống của con người. Những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao, vi-rút vẫn sẽ tồn tại và điều quan trọng là “chúng ta giảm được gánh nặng do dịch bệnh gây ra”.

Chia sẻ quan điểm này, nhà nghiên cứu về vi-rút Ian Mackay của Đại học Queensland cho biết: “Ngay cả với tỷ lệ tiêm chủng cao trên toàn cầu, chúng ta còn lâu mới có thể ngăn chặn được hoàn toàn sự lây nhiễm của vi-rút SARS-CoV-2. Có quá nhiều vi-rút lấn át chúng ta đến nỗi hầu hết các loại vắc-xin sẽ phải vật lộn để ngăn chặn sự lây nhiễm, bất kể loại vắc-xin đó tốt đến mức nào”.

Tuy nhiên, rất may là ngay cả trong trường hợp không đạt được miễn dịch cộng đồng, vắc-xin cũng làm giảm đáng kể tình trạng bệnh nặng, điều này có nghĩa là ít người phải nhập viện hơn và ít người tử vong hơn.

Theo các chuyên gia y tế, việc tăng cường triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh có thể trở thành chìa khóa để tăng khả năng miễn dịch cộng đồng. Hay nói một cách khác, nhân loại còn phải sống chung với dịch Covid-19 một thời gian dài nữa, mới hy vọng loại vi-rút SARS-CoV-2 khỏi cộng đồng nhờ vào các giải pháp đồng bộ.

Nhận định của các chuyên gia y tế hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ nhiều quốc gia sau khi tuyên bố đã cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19 và mở cửa bình thường trở lại thì dịch bệnh lại bùng phát nhanh. 

Mới đây, Latvia, quốc gia châu Âu đầu tiên quyết định tái áp đặt biện pháp phong tỏa trong 1 tháng khi tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng nhanh, đồng thời, đóng cửa tất cả các trường học, nhà hàng và các cửa hàng bán đồ không thiết yếu.

Theo báo cáo, tỷ lệ ca nhiễm mới theo tỷ lệ dân số của nước này đang ở mức cao nhất thế giới. Số ca mắc mới ở Latvia tăng 49% trong tuần tính đến ngày 17-10. Số ca nhập viện tăng 56% trong tuần trước, trong khi số ca Covid-19 nặng tăng 62,8%. Khoảng 79% các trường hợp mắc mới là ở những người chưa được tiêm chủng hoặc mới chỉ được tiêm một mũi. Quốc gia này cũng có tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ chỉ đạt khoảng 57%, thấp hơn mức trung bình của EU. Thủ tướng nước này Krisjanis Kariòs đã gửi lời xin lỗi tới người dân sau thất bại của chính phủ trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.

Cùng thời gian này, tại Mỹ, Ấn Độ và một số quốc gia Nam Mỹ như Mexico, Peru, Brazil..., nhiều khu vực có tỷ lệ mắc Covid-19 tăng nhanh đáng báo động nên phải tái áp dụng lệnh phong tỏa.

15 bang ở Mỹ có tỷ lệ lây nhiễm trung bình ở 2 con số, điển hình là Arizona (26%), Florida (18%), Nam Carolina (17%) nên buộc phải dừng kế hoạch tái mở cửa để ưu tiên cho kiểm soát dịch.

Hay tại Ấn Độ chỉ trong ngày 20-10 đã có thêm 24.000 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc lên 697.836 ca. Một số thành phố chuẩn bị thực hiện lệnh phong tỏa trong 10 ngày.

Còn tại Israel, quốc gia được cho là kiểm soát dịch khá tốt với tỷ lệ tiêm vắc-xin khá cao và đã mở cửa từ tháng 5 nhưng hiện nay mỗi ngày ghi nhận khoảng 1.000 ca mắc mới, cao hơn đỉnh dịch lần 1. Ủy ban chống dịch Covid-19 của Quốc hội tối qua buộc phải bỏ phiếu áp đặt các lệnh cách ly mới, hạn chế tụ tập ở quán bar, thánh đường Do Thái giáo và các tòa nhà công xuống tối đa 50 người. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách xã hội một cách nghiêm ngặt.

Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua đề xuất toàn quốc không làm việc một tuần và giữ nguyên lương, từ ngày 30-10 đến 7-11, để chống Covid-19 vì số ca nhiễm và tử vong ở nước này tăng nhanh.

Trước làn sóng dịch quay trở lại ở nhiều quốc gia, ông Michael Ryan, người đứng đầu Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý, các nước không nên lơ là, chủ quan, bởi dù một bộ phận dân chúng có kháng thể trong người nhưng chưa đủ để miễn dịch cộng đồng. Do vậy, nâng tầm ý thức người dân trong áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng dịch sẽ giúp ngăn chặn đại dịch Covid-19 lây lan là việc làm cấp thiết hiện nay.

HN tổng hợp

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap