Chính thức có hướng dẫn xây dựng,áochíhấpdẫnởthôngtinchínhxáctincậkeonjacai5 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực báo chí Báo chí ngày càng gần hơn với người lao động Báo chí và công nghiệp văn hóa: Sức mạnh của sự gắn kết |
Nhằm có góc nhìn khách quan về vai trò của cơ quan báo chí trong đổi mới, hội nhập kinh tế, phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội |
Thưa ông, qua thực tiễn, ông nhìn nhận và đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí, truyền thông trong quá trình xây dựng, đổi mới và hội nhập kinh tế của đất nước, đặc biệt là đối với ngành Công Thương?
Trong mọi giai đoạn lịch sử, vai trò của báo chí luôn rất quan trọng, là phương tiện thông tin phản ánh hiện thực, biểu dương khích lệ cái tích cực, đấu tranh với những cái xấu, cản trở phát triển.
Báo chí đã đăng tải, cung cấp những thông tin về thị trường, về điều hành quản lý kinh tế, qua đó giúp các nhà quản lý có thông tin để ra quyết định điều hành tốt hơn, hiểu sâu hơn, đồng thời góp phần ổn định tâm lý xã hội, tránh những xáo trộn không cần thiết.
Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra có 3 chương trình kinh tế: Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Chỉ 3 nội dung đó, nền kinh tế hướng vào vấn đề trọng tâm, từ chỗ thiếu lương thực Việt Nam vươn lên đủ lương thực rồi đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực. Từ chỗ chúng ta phải nhận viện trợ từ Liên Xô, cho đến khi Liên Xô lâm vào khủng hoảng cắt viện trợ chúng ta lại có lúa gạo, có dầu thô xuất khẩu, chúng ta mở rộng giao thương, sản xuất phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu…
Báo chí có vai trò quan trọng trong việc định hướng và cung cấp thông tin đến các cơ quan, nhà quản lý |
Vai trò của báo chí rất quan trọng, những kinh nghiệm sản xuất của doanh nghiệp, những tấm gương người lao động, những mô hình phát triển kinh tế giỏi trong các lĩnh vực và cả những tin tức về tình hình thị trường… nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay, thông tin về thị trường, về chính sách điều hành kinh tế của các nước trên thế giới, những khó khăn, vấp váp trong quản lý điều hành kinh tế như: Bất động sản, quản lý thị trường ngoại hối, thị trường điện, năng lượng… đều có ý nghĩa trong điều hành nền kinh tế.
Như ông vừa nói, báo chí góp phần và đấu tranh chống cái xấu, cái tiêu cực, vậy làm thế nào để phát huy tốt vai trò này của báo chí, thưa ông?
Bên cạnh chức năng phản ánh, báo chí luôn có tính phát hiện và dự báo. Những việc báo chí phát hiện ra có ý nghĩa rất lớn giúp nhà quản lý biết trước được vấn đề, giúp xã hội biết trước cơ hội.
Lịch sử báo chí cách mạnh Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh, sức hấp dẫn của báo chí qua khả năng phát hiện và tính dự báo. Cái hấp dẫn là cá tính sáng tạo, phải chấp nhận va đập, chấp nhân cả phản biện chính sách. Những dự thảo chính sách kiểu “ngực lép không được lái xe” hay “bà mẹ Việt Nam Anh hùng được cộng điểm khi thi đại học” được phát hiện, phê phán kịp thời đã thể hiện rõ tính phát hiện, tính phản biện của báo chí… từ đó góp phần nâng cao công tác quản lý của nhà nước thông qua việc xây dựng chính sách sát với thực tế đời sống xã hội của người dân.
Liên quan đến sự bùng nổ công nghệ số hiện nay, theo ông các cơ quan báo chí sẽ phải thay đổi như thế nào?
Với xu thế bùng nổ về khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), các cơ quan báo chí thay đổi là điều không thể tránh khỏi. Trong sự bùng nổ của khoa học công nghệ tôi thấy các cơ quan báo chí có cơ hội phát triển nhiều hơn do cơ chế ngày càng mở, sự ủng hộ của nhà nước, sự đón nhận của công chúng với những phương thức, cách thức truyền thông mới.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra, các cơ quan báo chí phải theo kịp nhu cầu của công chúng. Chúng ta ứng dụng công nghệ không khó, nhưng tư duy theo công nghệ mới để tác nghiệp và nắm bắt thói quen, xu hướng của người dùng để chuyển động theo mới là khó.
Trong xu thế truyền thông số, đòi hỏi cạnh tranh thông tin phải nhanh, phải có bản sắc và sức hấp dẫn mới thu hút được công chúng |
Cùng với đó là phải cạnh tranh với nhiều ấn phẩm, mạng xã hội… do vậy các cơ quan báo chí vừa phải nhanh, phải sâu lại phải gắn gọn, chính xác và tin cậy, trong đó ngắn gọn là rất khó. Điều này đòi hỏi trí tuệ, độ mẫn cảm và cả cái duyên của người làm báo.
Đáng chú ý, trong bối cảnh công chúng có nhiều lựa chọn với nhiều cách tiếp cận, nên cạnh tranh thông tin phải nhanh, phải có bản sắc và sức hấp dẫn mới thu hút được công chúng.
Báo chí phải luôn xác định công chúng đến với báo chí là để tìm kiếm sự thật, cạnh tranh được với mạng xã hội hay không là ở sự thật. Mạng xã hội có thể đưa rất nhanh nhưng cũng nhiều thông tin thất thiệt, thiếu chính xác. Công chúng cần thông tin chính xác, tin cậy và báo chí phải gánh vác nhiệm vụ này!
Xin cảm ơn ông!