TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấthômnayngàty so 7o những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Vietnamplus, Thời báo Công nghệ thông tin Hàn Quốc (Korea IT Times) ngày 21/3 dẫn bài viết của Phó Tổng biên tập Choe Nam Suk chỉ rõ việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa ở Biển Đông là đe dọa mới đối với hòa bình và ổn định trong khu vực.
Trung Quốc đã không ít lần bị dư luận quốc tế lên án kịch liệt vì những động thái làm căng thẳng thêm tình hình Biển Đông. Ảnh EPA
Tác giả đi sâu phân tích quá trình Trung Quốc leo thang gây hấn, sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực để chiếm đóng, cải tạo, bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên quy mô lớn ở Biển Đông. Ông cho rằng mục đích của Trung Quốc không hề thay đổi đó là từng bước khống chế, tiến tới độc chiếm Biển Đông, thông qua Biển Đông để vươn lên tranh giành ngôi vị siêu cường quốc tế của Mỹ.
Tác giả nhấn mạnh những hành động gần đây của Trung Quốc như triển khai trái phép tên lửa HQ-9 tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa và lắp đặt radar cao tần ở Đá Châu Viên (Trường Sa) của Việt Nam… là bước leo thang quân sự mới cực kỳ nguy hiểm, bộc lộ rõ chủ trương quân sự hóa khu vực Biển Đông mà Bắc Kinh lâu nay cố tình che đậy.
Đây là hành động đe dọa hết sức nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích của các quốc gia xung quanh Biển Đông, trong đó có Việt Nam, coi thường luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên hiệp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Theo tác giả, nếu để Trung Quốc tiếp tục lộng hành ở Biển Đông, đe dọa các nước khác, bất chấp luật pháp quốc tế vốn được xây dựng để giữ gìn hòa bình thế giới thì những nguyên tắc cơ bản và giá trị phổ quát của nhân loại, như Hiến chương Liên hợp quốc, có nguy cơ bị Bắc Kinh “ném vào sọt rác".
Đã đến lúc Liên hợp quốc cần vào cuộc để bảo vệ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế ở Biển Đông vì chưa bao giờ những giá trị này bị Bắc Kinh ngang nhiên thách thức, chà đạp như hiện nay trên Biển Đông, bất chấp phản đối của các bên liên quan.
Học giả Hàn Quốc cho rằng đã đến lúc Liên hợp quốc cần vào cuộc để chặn bước Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh minh họa
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên Zing News, tại cuộc họp báo với người đồng cấp Malaysia Hishammuddin Hussein ở Kuala Lumpur tối 21/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne khẳng định tự do hàng hải và hàng không ở khu vực Biển Đông là điều rất quan trọng.
"Chúng tôi rất nhất quán khi tuyên bố những hoạt động (tuần tra Biển Đông) của chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục. Các tàu và máy bay của Australia sẽ tiếp tục hoạt động ở khu vực. Đây là quan điểm mà chúng tôi sẽ không thay đổi", Channel News Asia dẫn lời bà Payne nói.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đáp lại rằng Kuala Lumpur ủng hộ những hoạt động của Australia ở Biển Đông. Ông Hishammuddin cũng cho biết Malaysia và Australia đã đạt thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo về các mối đe dọa phiến quân khủng bố.
Bộ trưởng Hishammuddin cũng thông báo ông sẽ gặp gỡ những người đồng cấp ở các nước trong khu vực, như Philippines, để thảo luận về sự tăng cường xây dựng cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. "Malaysia không thể một mình đối mặt với tình hình phức tạp ở Biển Đông", ông nói.
Hồi tháng 12/2015, Australia cho biết máy bay do thám P-3 Orion đã thực hiện chuyến tuần tra hàng hải định kỳ nhằm duy trì an ninh và ổn định khu vực. Tuy nhiên, vào đầu tháng 2 vừa qua, Tư lệnh Không quân nước này, Đại tướng Leo Davies, nói Trung Quốc liên tục xua đuổi và thách thức những chuyến bay tuần tra của họ trên Biển Đông.
Trước những diễn biến của tình hình Biển Đông hiện nay, Australia tuyên bố sẽ tiếp tục kế hoạch tuần tra Biển Đông. Ảnh ABC
Dù Trung Quốc liên tục thách thức, ông Davies khẳng định Australia vẫn tiếp tục những chuyến bay tuần tra Biển Đông theo đúng luật pháp quốc tế. Trước đó, vào tháng 2, Sách Trắng Quốc phòng Australia đã thông báo việc nước này tăng ngân sách quốc phòng gần 23 tỷ USD trong 10 năm tới, giữa bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động ở các vùng biển tranh chấp.
Trong khi đó, Malaysia - quốc gia vốn có “quan hệ đặc biệt” với Trung Quốc - gần đây đã tỏ thái độ cứng rắn với Bắc Kinh về vấn đề Biển Đông. Tuần trước, Bộ trưởng Hishammuddin có tuyên bố khiến dư luận xôn xao rằng: nếu các báo cáo của Bộ Quốc phòng về hoạt động xây dựng và triển khai thiết bị quân sự của Bắc Kinh tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam là đúng sự thật, "chúng ta sẽ buộc phải phản kháng lại Trung Quốc".
Minh Thùy (T/h)
Đã tìm thấy người mẹ vứt bỏ con mới sinh vào túi rác để kiến bu đầy