【kết quả truc tiep】Người nuôi “hụt hơi” với giá cá tra
Hiện,ườinuihụthơivớkết quả truc tiep giá cá tra trên thị trường đang có chiều hướng tăng nhẹ. Đây là tín hiệu tích cực đối với nghề nuôi cá tra của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều hộ dân đang theo nghề này lại chẳng mấy vui vẻ, vì không có sản phẩm để bán.
Hiện diện tích ao của ông Nguyễn Văn Nam đã bị “treo” vì không còn vốn để thả nuôi.
Ông Nguyễn Văn Nam, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, nhớ lại: “Vào năm 2010, khi phong trào nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, khí thế đào ao, thả cá của người dân địa phương rất nhộn nhịp và sôi nổi. Thế nhưng, kể từ năm 2014 trở đi, giá cá tra giảm sâu, đôi lúc dưới 18.000 đồng/kg cá tra thương phẩm, thậm chí thương lái không mua. Từ đó, vị thế con cá tra ở địa phương ngày càng bị mất đi”.
Trông chờ nguồn vốn ngân hàng
Được biết, vào năm 2006, gia đình ông Nam là một trong những hộ tiên phong theo nghề nuôi cá tra ở địa phương, với diện tích mặt ao trên 4.000m2. Khi ấy, giá cá tra trên thị trường ổn định ở mức cao, khoảng 25.000 đồng/kg nên mỗi năm, ông kiếm lời cả trăm triệu đồng. Thấy lợi nhuận khá nên vào năm 2014, ông quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng chẳng may rơi đúng vào thời điểm thị trường tiêu thụ cá tra trong nước liên tục biến động, dẫn đến nhiều đợt xuất bán cá bị thua lỗ nặng, kéo theo thâm hụt vốn sâu. Đến nay, ông vẫn còn nợ ngân hàng với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Sau nhiều năm thua lỗ, một phần đất đai mà ông Nam tạo dựng được từ nghề nuôi cá tra đã đem đi cầm cố. Ông chỉ giữ lại phần đất thừa hưởng của gia đình từ trước để trồng cây ăn trái, chăn nuôi nhỏ lẻ, giúp xoay xở kinh tế gia đình. Còn các ao nuôi cá tra hiện đang bỏ hoang phế. Bởi theo ông Nam, nếu lấp ao dùng để canh tác nông nghiệp cũng chẳng được, mà có bán đất nền cũng không ai mua. Do đó, hơn 1 năm nay, sau khi nghỉ nuôi cá, gia đình ông chỉ sống nhờ vào 1.000 gốc cam sành, kết hợp với chăn nuôi gà với số lượng ít.
Ông Nam chia sẻ: “Tất cả số tiền lời có được, một phần tôi để dành chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại đem đóng lãi suất cho ngân hàng. Cho nên, giờ đây chỉ mong Nhà nước và phía ngân hàng tạo điều kiện bằng cách khoanh nợ và tiếp tục cho vay vốn đầu tư, giúp gia đình tôi tái thả nuôi cá trở lại để kiếm tiền trả nợ ngân hàng, cải thiện kinh tế gia đình. Chứ bỏ ngang cái nghề vốn đã gắn bó nhiều năm như vậy thì tiếc lắm”.
Còn ông Nguyễn Tấn Phong, Giám đốc HTX Thủy sản Đại Thắng, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, thông tin: “Tôi rất mừng khi giá cá tra liên tục khởi sắc. Điều này làm cho những hộ nuôi rất phấn khởi, nhưng diện tích hiện đã sụt giảm hơn 70% do ảnh hưởng từ những đợt thua lỗ vừa qua, kết hợp với sự kiệt quệ vốn liếng. Vì thế, nếu không vay được nguồn vốn ngân hàng, người dân khó có thể tái thả nuôi cá tra trở lại”.
Chủ động liên kết sản xuất
Hơn 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá tra, ông Phạm Thanh Hiền, ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, than rằng: “Từ lúc thị trường cá tra thiếu ổn định, giá cá bấp bênh, Hợp tác xã Thủy sản Hưng Điền ở đây cũng đã giải thể, hộ nào còn vốn thì tiếp tục nuôi cầm chừng, hoặc nuôi gia công, chờ cơ hội giá cá tăng trở lại để gỡ gạc lại vốn. Tuy nhiên, hiện các thương lái vào tận ao thu mua với giá khoảng 24.000 đồng/kg, tăng hơn 3.000 đồng/kg so với những ngày đầu năm, nhưng có bao nhiêu người còn cá đâu nữa mà bán”.
Thực tế là vào thời điểm giữa năm 2016 vừa qua, ông Hiền chỉ thả nuôi lại với diện tích hơn 1.400m2, ước sản lượng đạt trên 50 tấn cá nguyên liệu. Vì thế, ông Hiền nhẩm tính lợi nhuận trong đợt xuất bán lứa cá này chưa thể bù đắp được khoản tiền thua lỗ từ những vụ thả nuôi của mấy năm qua. “Tuy giá cá tăng, nhưng thiếu ổn định. Do đó, khó tránh tình trạng một số hộ đang thả nuôi cá vào lúc này sẽ tranh thủ thúc cho cá trong ao mau lớn bằng cách tăng cường cho ăn. Trong khi giá thức ăn ở mức cao, kéo theo chi phí sản xuất lớn, còn chất lượng thịt cá không đảm bảo sẽ rất dễ bị thương lái ép giá thu mua”, ông Hiền bày tỏ.
Theo ông Ngô Minh Long, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, sở dĩ thời gian qua, việc nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh gặp khó là do một phần người dân thiếu liên kết với các công ty, doanh nghiệp thu mua và chế biến nguồn nguyên liệu nên giá cả phụ thuộc rất lớn vào yếu tố thị trường. Do đó, để vực dậy ngành thủy sản tỉnh nhà nói chung, cá tra nói riêng, ngành nông nghiệp tỉnh đã đề nghị ngân hàng xem xét tạo điều kiện thuận lợi và ưu tiên hỗ trợ vốn phát triển nghề nuôi cá tra. Đồng thời, khuyến khích người nuôi cá tra nên có động thái liên kết với đơn vị tiêu thụ ngay từ đầu.
“Tới đây, ngành sẽ quan tâm công tác xúc tiến thương mại với các tỉnh trong và ngoài khu vực ĐBSCL để nắm bắt nhu cầu tiêu thụ, giúp các địa phương xác định lại quy mô thả nuôi cá tra cho phù hợp. Bên cạnh đó, tìm kiếm và tạo cầu nối cho các hộ nuôi cá với các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, góp phần ổn định đầu ra, hạn chế rủi ro cho người dân. Ngoài ra, ngành còn dự kiến thành lập mô hình thử nghiệm là nuôi cá đồng kết hợp thả vịt lấy trứng cho khoảng 12 hộ nuôi cá tra đang “treo” ao, nhằm tìm hướng đi mới cho ngành thủy sản, góp phần cải thiện kinh tế gia đình cho người dân”, ông Long nhấn mạnh.
Theo thống kê của các ngành chuyên môn Hậu Giang, hiện diện tích nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh khoảng 18,7ha, tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2016, ước tổng sản lượng khoảng 170 tấn. |
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG