Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3-4%/năm vào 2030 | |
Đến 2025,ànhnôngnghiệpthiếukhoảngtriệulaođộngquađàotạkqbd mexico 2 tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp từ 2,5-3%/năm | |
Phấn đấu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 62 tỷ USD vào năm 2030 |
Ngành nông nghiệp còn thiếu nhiều nhân lực đã qua đào tạo. Ảnh: ST |
Ngày 19/3, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tổ chức Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực ngành kinh doanh nông nghiệp đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tại hội thảo, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho hay, hiện ngành nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển mạnh sang kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, các nguồn lực cần được huy động mạnh mẽ và sử dụng hiệu quả hơn. Trong đó có nguồn nhân lực, không chỉ là các nhà quản lý kinh tế nông nghiệp, các nhà khoa học kỹ thuật nông nghiệp mà còn là các nhà kinh doanh nông nghiệp theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế triển khai thời gian qua cho thấy vẫn còn những vướng mắc không nhỏ cần sớm có các giải pháp tháo gỡ kịp thời.
Hiện phần lớn nguồn nhân lực làm việc trong khu vực nông nghiệp (với tỷ trọng khoảng 45%) vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới. Năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành nông nghiệp thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo.
Đặc biệt, PGS.TS. Nghiêm Văn Lợi, Trường Đại học Thủy lợi còn cho rằng, hiện tượng "được mùa thì mất giá" còn thể hiện sự hạn chế trong việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch sản xuất và chế biến, bảo quản sau thu hoạch, sự phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường truyền thống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2025, nhu cầu nhân lực của ngành cần 10.000 cán bộ quản lý nông nghiệp, 80.000 cán bộ HTX nông nghiệp, 100.000 nông dân có trình độ đào tạo, 60.000 người làm dịch vụ kỹ thuật, sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
Không chỉ nhu cầu lớn, mà yêu cầu về kỹ năng của nhân lực kinh doanh nông nghiệp cũng đòi hỏi đặc biệt như về phân tích chuỗi giá trị hàng nông sản, lợi ích/rủi ro trong liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, quản trị kinh doanh, phân tích hành vi khách hàng, làm chủ các công cụ phân tích chính sách, tài chính, kế toán...
Vì thế, ông Lưu Đức Khải, Viên Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, Việt Nam cần tập trung nguồn lực cho đào tạo nhân lực chất lượng cao, và hướng mục tiêu vào đào tạo ứng dụng thực tế. Có cơ chế để doanh nghiệp tham gia và có trách nhiệm cùng các trường đại học, cơ sở đào tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, qua đó thu hút đầu tư của doanh nghiệp cho hệ thống đào tạo.
Cũng theo ông Khải, Nhà nước có chính sách hợp lý và cụ thể về đào tạo nhân lực cho nông nghiệp nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng.