您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【lens vs lorient】Liên kết nâng chất nguồn nhân lực

88Point2025-01-24 23:41:26【Nhà cái uy tín】0人已围观

简介Thời gian qua, Bình Phước đã đẩy mạnh phá lens vs lorient

Thời gian qua,ếtnacircngchấtnguồnnhacircnlựlens vs lorient Bình Phước đã đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển, góp phần rút ngắn khoảng cách về chất lượng nguồn nhân lực với các địa phương, cũng như đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư đến với tỉnh. 

NÂNG CHẤT ĐÀO TẠO NGHỀ

Xác định tầm quan trọng việc gắn đào tạo với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN), những năm qua, Trường cao đẳng Công nghiệp cao su (TP. Đồng Xoài) đã hợp tác với các DN trong và ngoài hệ thống của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Năm 2023, trường đã ký kết với 30 DN ngoài tập đoàn để cùng tham gia trong quá trình đào tạo; tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập và xây dựng giải pháp tuyển dụng người học sau tốt nghiệp. Trong quá trình học tập tại trường, học sinh, sinh viên được bố trí thực hành, thực tập tại DN thuộc tập đoàn và một số công ty trên địa bàn tỉnh.

Trường cao đẳng Công nghiệp cao su đã triển khai rất tốt việc hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho học sinh, sinh viên. Trong ảnh: Một tiết học tại trường - Ảnh: Trương Hiện

Em Trần Lê Minh, Trường cao đẳng Công nghiệp cao su chia sẻ: Chúng em học tập ở đây được trường rất quan tâm. Trường đã kết nối cho học sinh, sinh viên tham quan thực tế ở DN để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đối với học sinh, sinh viên gần tốt nghiệp được trường giới thiệu DN, các đơn vị để đến thực tập cũng như kết nối tìm việc làm.

Nếu trước đây, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Bình Phước còn khá khiêm tốn thì hiện tỉnh đã có 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm: 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 4 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 6 đơn vị đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm thực hiện; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu đào tạo. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Sự liên kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Trong ảnh: Học sinh, sinh viên Trường cao đẳng Bình Phước tham quan tại doanh nghiệp - Ảnh: Trương Hiện

Một giờ học thực hành tại Trường cao đẳng Bình Phước - Ảnh: Như Nam

“Nhà trường đã đề ra chương trình theo quy định của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là 30% lý thuyết và 70% thực hành. Giảng viên của trường luôn tập trung cho các em thực hành nhiều, hướng dẫn để các em nắm bắt những kỹ năng, làm được các bài tập, để khi ra trường thành thạo và ứng dụng hiệu quả vào công việc” - Thạc sĩ Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng khoa Điện - Điện tử, Trường cao đẳng Bình Phước cho biết.

ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực theo hướng đào tạo gắn với thị trường và nhu cầu DN; chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo phù hợp đối tượng người học; tăng cường giờ giảng thực hành, tích hợp; đưa học sinh, sinh viên đến trải nghiệm tại DN. Giảng viên Cao Văn Thịnh, Khoa Cơ khí ôtô, Trường cao đẳng Bình Phước bộc bạch: Những năm gần đây, nhu cầu thị trường ôtô ngày càng lớn, học sinh, sinh viên ra trường cơ bản có việc làm ngay. Mỗi giảng viên đều nỗ lực truyền đạt kiến thức, kỹ năng cơ bản để các em ra trường đáp ứng tốt công việc.

Được đào tạo có tay nghề nên lao động trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu làm việc ở các doanh nghiệp - Ảnh: Trương Hiện

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã kết nối với DN. Sự chủ động trong liên kết với DN đã giúp không ít cơ sở giáo dục nghề nghiệp bắt nhịp thị trường lao động. Qua đó, tăng cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên lựa chọn con đường học nghề; chất lượng giảng dạy từng bước nâng lên. Thầy Lý Văn Tuấn, Tổ trưởng Tổ đào tạo nghề, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lộc Ninh cho hay: Trong quá trình học tập tại đây, trung tâm liên kết với DN để các em được tham quan, trải nghiệm, hiểu sâu hơn ngành nghề đã chọn, đặc biệt là nâng cao khả năng thực hành cũng như tạo cho các em sự tự tin bước vào môi trường làm việc thực tế sau khi tốt nghiệp.

Qua thống kê, rà soát, trung bình 1 tháng các DN trên địa bàn tỉnh cần khoảng 1.000 lao động, trong đó phổ biến nhất là lao động phổ thông. Còn lao động có trình độ, chuyên môn, DN cần khoảng 15-20% trong tổng số lao động cần hằng tháng. Số lượng này cũng gắn liền với nhu cầu đào tạo của tỉnh, đảm bảo chất lượng lao động phục vụ hoạt động của DN, phù hợp định hướng của tỉnh.

Bà PHẠM THỊ MAI HƯƠNG, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Đào tạo nghề gắn với việc làm là nhiệm vụ xuyên suốt được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp thực hiện trong những năm qua. Với nhiều hình thức, nội dung chương trình được đổi mới và tăng cường gắn kết với nhu cầu DN, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường lao động. “Thông qua phiên giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, tôi đã tìm được việc làm phù hợp. Các thủ tục được chuyên viên trung tâm thực hiện đúng quy định, rất thuận lợi cho người lao động” - chị Bàn Thị Hoài Linh, nhân viên Công ty TNHH Hạt điều Đồng Phú (TP. Đồng Xoài) chia sẻ.

Năm 2023, tỷ lệ lao động của tỉnh qua đào tạo đạt 65%, tăng hơn so với năm 2022. Để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung phát triển theo hướng sâu, rộng về nguồn nhân lực; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo cơ chế thực hiện đào tạo nghề theo yêu cầu, tiêu chí của DN cũng như đáp ứng thị trường lao động.

很赞哦!(17926)