【tin tức bóng đá ngoại hạng anh】TP.HCM trữ hàng Tết Ất Tỵ 2025
Các nhà bán lẻ,ữhàngTếtẤtTỵtin tức bóng đá ngoại hạng anh doanh nghiệp phân phối lớn tại TP.HCM đã bắt đầu nguồn hàng bán Tết Nguyên đán Ất Tỵ, với lượng dự trữ tăng đến 50%.
Từ đầu tháng 11, các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối lớn tại TP.HCM bắt tay chuẩn bị hàng hóa cho cao điểm mua sắm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ông Lâm Quốc Thanh, Tổng Giám đốc SATRA, đơn vị cung ứng nguồn hàng thực phẩm, tiêu dùng lớn trên địa bàn thành phố, cho biết giá trị hàng thiết yếu hệ thống bán lẻ Satra dự trữ cho 2 tháng trước, trong và sau Tết Ất Tỵ 2025 (bao gồm Tết Dương lịch) ước tăng 15-20% so với Tết Giáp Thìn 2024. Doanh nghiệp đã chủ động làm việc với các nhà cung cấp đảm bảo giá và nguồn cung khi có nhu cầu về sản phẩm trong từng lĩnh vực.
Hiện các siêu thị tự chọn Satramart và chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Satrafoods đã có kế hoạch trữ hàng Tết, tập trung vào lương thực thực phẩm, hàng bình ổn thị trường, cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu hụt, tăng giá đột biến.
Theo ông Thanh, với nhóm hàng bình ổn, lượng dự trữ năm nay tăng 6-14% tùy nhóm hàng, các mặt hàng còn lại có mức tăng khác nhau, từ 4-18%.
Riêng nhóm thực phẩm tươi sống, gồm rau củ quả, trái cây, các loại thịt và bia, nước giải khát lượng dự trữ sẽ tăng cao do nhu cầu dịp Tết lớn.
Các công ty thành viên của SATRA là Chợ Bình Điền, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN) cũng được yêu cầu có kế hoạch chuẩn bị nguồn rau củ quả, thủy hải sản và thịt gia súc, gia cầm… để cung ứng đầy đủ cho các đơn vị bán lẻ trong hệ thống.
Nhà bán lẻ lớn Saigon Co.op cũng đã lên kế hoạch dự trữ hàng Tết Ất Tỵ trị giá 10.000 tỷ đồng, tăng 20-50% tùy nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường, để đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố. Nhóm hàng ưu tiên với trữ lượng dự trữ lớn là hàng bình ổn thị trường gồm gạo, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản. Tiếp theo là các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm, các loại đặc sản Tết.
Đơn vị này kỳ vọng sức mua sắm dịp cuối năm và Tết sẽ tăng 20-30% so với các tháng thường.
Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op), cho biết doanh nghiệp đã có kế hoạch phối hợp với nhà sản xuất, nhà cung cấp dự trữ tăng 30-40% so với ngày thường ở nhóm hàng thiết yếu.
Theo nhận định, năm nay nhóm hàng phục vụ người lao động bình dân sẽ tiêu thụ mạnh, nên Saigon Co.op sẽ tập trung đẩy mạnh cung ứng. Ngoài giá thấp, các chương trình khuyến mãi cũng được áp dụng liên tục để kích thích sức mua.
MM Mega Market cũng thông tin đã làm việc với các nhà cung cấp để dự trữ nguồn hàng lớn từ rất sớm.
Tại Vissan, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT, cho biết doanh nghiệp đang tăng cường sản xuất nhằm cung ứng gần 1.200 tấn thực phẩm tươi sống và 4.000 tấn thực phẩm chế biến mỗi ngày cho hơn 120.000 điểm bán hàng trên cả nước. Ngoài ra, Vissan cũng đã dự trữ thêm 10-20% sản lượng để sẵn sàng trước các nhu cầu mua sắm cao điểm, dự phòng các trường hợp khan hiếm hàng hóa, thiếu hụt nguồn cung đột biến.
Riêng hàng Tết, VISSAN dự kiến cung ứng ra thị trường gần 930 tấn thực phẩm tươi sống và 3.700 tấn thực phẩm chế biến (tăng khoảng 5- 8% so với Tết Giáp Thìn). Năm nay, các nhà máy, xưởng sản xuất đã chuẩn bị nguyên vật liệu từ rất sớm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương cho biết bên cạnh việc kiểm tra và kiểm soát thị trường hàng hóa phục vụ Tết, Sở Công Thương còn phối hợp với các cơ quan, ngành chức năng và hệ thống phân phối trên địa bàn để đàm phán các chính sách chiết khấu ưu đãi, giúp giảm áp lực tăng giá, đặc biệt là với các mặt hàng thiết yếu trong tháng cao điểm Tết.
TP.HCM đang bước vào mùa mua sắm cuối năm, với nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng. Chương trình "Shopping Season 2024" đợt 2, đã bắt đầu diễn ra từ hôm qua, 15/11 và kéo dài đến ngày 31/12. Chương trình này được người tiêu dùng không chỉ ở TP.HCM mà cả khu vực Đông Nam Bộ hưởng ứng tích cực, vì rơi vào mùa mua sắm lớn, người lao động có nhu cầu chi tiêu, mua sắm cho gia đình đón năm mới.
Đến hết 10 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP.HCM đã tăng trưởng hơn 10%, đạt 979.052 tỷ đồng. Ông Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết thêm từ này tới cuối năm, Sở Công Thương sẽ tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ cho cuối năm 2024 và đầu năm 2025.
Hà Linh