【kèo bóng đá vòng loại world cup】Các điểm sáng của ngành logistics Việt Nam năm 2022
“Điểm nghẽn” lớn kìm hãm sự phát triển ngành logistics | |
Cơ hội vàng cho ngành logistics sau đại dịch | |
Hội nhập càng sâu,ácđiểmsángcủangànhlogisticsViệtNamnăkèo bóng đá vòng loại world cup khó khăn về nhân lực logistics càng tăng |
Biến động doanh thu của doanh nghiệp logistics niêm yết trong giai đoạn 2019-2022 |
Sao đổi ngôi
Theo danh sách Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 mới được công bố, các doanh nghiệp được xếp theo 4 hạng mục gồm: Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022- nhóm ngành Giao nhận quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4; Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Vận tải hàng hóa; Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Khai thác cảng; Top 5 Công ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Chuyển phát nhanh, giao hàng chặng cuối. Kết quả năm nay cho thấy, ngoài hạng mục Top 5 công ty khai thác cảng vẫn là những cái tên quen thuộc còn các hạng mục khác đều có sự đổi ngôi khá ngoạn mục.
Tại Top 10 Công ty giao nhận quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ logistics bên thứ 3, thứ 4 uy tín, Công ty CP giao nhận và vận chuyển In Do Trần ở ví trí thứ 2 năm 2021 đã vươn lên soán ngôi dẫn đầu của Công ty CP Gemadept. Công ty CP Giao nhận Toàn cầu DHL (Việt Nam) bảo toàn được vị trí top 3. Các thứ hạng tiếp theo có sự đổi chỗ nhẹ nhưng vẫn là những tên quen thuộc như Công ty CP Transimex; Công ty TNHH Expeditors Việt Nam; Công ty CP Giao nhận Vận tải Con Ong (Bee Logistics); Công ty TNHH Kuehne+Nagel; Công ty CP Kho vận Miền Nam… Đồng thời bổ sung thêm một “tân binh” là Công ty CP Dịch vụ hàng hải hàng không con cá heo.
Tại Top 10 Công ty Vận tải hàng hóa, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã vượt Tổng Công ty CP Vận tải Dầu khí lên dẫn đầu nhờ đạt chỉ số cao nhất về năng lực tài chính. Bên cạnh đó, so với xếp hạng năm 2021, trong top 10 này còn gọi tên 3 “tân binh” là Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận; Công ty CP Vinafco; Công ty CP Giang Nam Logistics, trong đó, đáng chú ý Công ty TNHH Vận tải Việt Thuận đã vượt mặt nhiều tên tuổi lớn để đứng ở vị trí thứ 4.
Theo kết quả nghiên cứu của Vietnam Report, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều đạt kết quả kinh doanh rất tích cực. 68,4% số doanh nghiệp tham gia khảo sát do Vietnam Report thực hiện trong tháng 10-11/2022 cho biết, doanh thu 9 tháng đầu năm nay đã tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó, 26,3% ghi nhận mức tăng lên đáng kể. Báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng ghi nhận, có 64,7% số doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng doanh thu so với trước đại dịch (con số này là 35,3% vào thời điểm cách đây một năm); 26,5% số doanh nghiệp chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong giai đoạn 2019-2021 sang “duy trì đà tăng trưởng” trong giai đoạn 2019-2022. Điều này cho thấy nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp logistics trong quá trình phục hồi và bứt phá tăng trưởng kinh tế sau Covid-19.
Thách thức vẫn còn
Những xu hướng định hình thị trường logistics trong 1-3 năm tới và mức độ ảnh hưởng trên thang điểm 5 |
Bên cạnh những điểm sáng tích cực, khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra những khó khăn lớn mà doanh nghiệp logistics đang phải đối mặt bao gồm: biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; rủi ro từ chuỗi cung ứng; bất ổn chính trị trên thế giới; và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng giảm. Trong đó, biến động giá năng lượng đang là thách thức lớn nhất và là điểm khác biệt lớn nhất trong bức tranh kinh tế ngành Logistics năm 2022, bắt nguồn từ cuộc xung đột chính trị Nga – Ukraine.
Không những vậy, khi giá nhiên liệu trở thành gánh nặng của doanh nghiệp sẽ gây ra nhiều bất lợi trong cạnh tranh, làm tăng cách biệt về mặt chi phí logistics của Việt Nam so với bình quân thế giới và khu vực. Tính trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện nay đã ở mức 16,8%, cao hơn Singapore (8,5%), Malaysia (13,0%) và Thái Lan (15,5%).
Báo cáo tài chính của 34 doanh nghiệp logistics niêm yết trên sàn chứng khoán cũng chỉ ra có thêm 8,8% số doanh nghiệp bị chuyển từ nhóm “đang trên đà phục hồi” trong 6 tháng đầu năm 2022 sang “suy giảm” trong 9 tháng đầu năm. Gần 80% số doanh nghiệp dự báo tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung-cầu sẽ còn tiếp diễn đến cuối năm 2023 và thậm chí sau đó nữa khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được gỡ bỏ tại hầu hết các thị trường (bao gồm cả Trung Quốc).
Trước thực trạng trên, khảo sát của Vietnam Report chỉ ra những chiến lược ưu tiên mà doanh nghiệp logistics cần thực hiện trong một vài năm tới. Đó là mở rộng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường mới; tăng cường nguồn vốn cho thiết bị công nghệ phục vụ chuyển đổi số; tăng cường đào tạo nhân viên để phục vụ quá trình chuyển đổi số. Đây là 3 chiến lược xuyên suốt trong 2 năm trở lại đây và đã chứng minh được tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư cho logistics xanh để giúp doanh nghiệp giành được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ của mình. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp cho rằng việc triển khai chiến lược phát triển bền vững có thể nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp; 84,2% số doanh nghiệp có thể xác định các rủi ro và cơ hội bằng cách thực hiện chiến lược phát triển bền vững; 52,6% cho rằng khách hàng coi trọng các hành động phát triển bền vững mà doanh nghiệp có thể đạt được.