Luật Đầu tư công khi được thông qua phải mang tính đột phá để khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành về đầu tư công. Do vậy,ỦybanThườngvụQuốchộiLuậtĐầutưcngphảimangtnhđộket qua bali united nếu yêu cầu luật này phải phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành về đầu tư công là chưa thỏa đáng. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói như vậy khi cho ý kiến về Dự án Luật Đầu tư công được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại buổi họp sáng 23-9. Buổi họp được tiến hành dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và sự điều hành nội dung của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói, hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công còn thiếu, chưa đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn. Việc quản lý đầu tư sử dụng vốn Nhà nước được quy định rải rác trong các văn bản luật (Ngân sách nhà nước 2003, Xây dựng 2003, Đầu tư 2005…), các nghị định, thông tư và các quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành,... các văn bản quy phạm pháp luật này có quy định về quản lý đầu tư đối với nguồn vốn đầu tư công, tuy nhiên chưa đầy đủ, thiếu cụ thể, ví dụ như chưa có quy định về quy hoạch; trình tự thủ tục phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình, dự án; các quy định về thẩm định nguồn vốn đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch đầu tư; triển khai thực hiện kế hoạch; theo dõi, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, giám sát kế hoạch đầu tư, cũng như các chương trình, dự án đầu tư công. Việc xây dựng Dự án Luật Đầu tư công là nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém đó trong lĩnh vực đầu tư công.
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chuyển lại một số ý kiến của Thường trực Ủy ban cho rằng, việc ban hành Luật Đầu tư công cần phải tác động mạnh mẽ tới quá trình tái cơ cấu đầu tư; siết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục triệt để những tồn tại yếu kém trong quản lý Nhà nước về đầu tư công hiện nay, nhất là khâu quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện nghiêm khắc kỷ cương trong việc phân bổ vốn đầu tư phù hợp chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý rằng, việc ban hành Luật Đầu tư công phải bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, chẳng hạn như Luật Ngân sách.
Phát biểu kết luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, cần rà soát lại Dự án Luật Đầu tư công để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, nhưng cũng phải khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan tới lĩnh vực đầu tư công.
Nguồn: QĐND Online