Những siêu dự ánven sông 2018
Nói về thị trường bất động sảnnăm 2018,ấtđộngsảnTPHCMThờicủabấtđộngsảnvensôdự đoán phạt góc sẽ phải nhắc tới Dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội tại cảng Nhà Rồng - Khánh Hội (cảng Sài Gòn). Dự án này được dự kiến phát triển trong năm 2017, nhưng phải lùi lại tới năm 2018. Dự án do Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông thực hiện đầu tư.
Dự án Khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội gồm nhiều tòa nhà cao tầng có chức năng hỗn hợp như trung tâm thương mại - dịch vụ, căn hộ (3.116 căn), biệt thự (32 căn), trường học, trạm y tế và hạ tầng kỹ thuật với quy mô dân số gần 13.000 người (như đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Tiểu khu Cảng quận 4 đã phê duyệt). Tổng diện tích của khu đô thị này là 32,1 ha với chiều dài bờ sông Sài Gòn 1.800 m.
Phải là các chủ đầu tư tầm cỡ mới có thể “xí phần” các dự án ven sông |
Tiếp theo là Dự án Khu đô thị Thạnh Mỹ Lợi (quận 2). Dự án có một mặt nhìn ra sông Sài Gòn với diện tích 178,84 ha gồm nhà phố, biệt thự phố và chung cư cao cấp. Sau thời gian ngừng triển khai, hiện nay, các chủ đầu tư có quỹ đất tại đây bắt đầu phát triển dự án.
Dự án Khu đô thị Vạn Phúc rộng khoảng 200 ha tại quận Thủ Đức với 2 mặt tiền giáp sông Sài Gòn cũng là một siêu dự án nổi bật năm 2018, bởi có đầy đủ các phân khúc từ nhà phố, biệt thự tới chung cư cao cấp, do Công ty cổ phần Vạn Phúc làm chủ đầu tư.
Một dự án có vốn từ Singapore là Palm City được Công ty Keppel - chủ đầu tư công bố sẽ cho ra gần 1.000 căn hộ cao cấp vào năm 2018. Dự án nằm tại đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (quận 2), với một mặt giáp nhánh sông Sài Gòn. Dự án được mở bán năm 2016 và được chủ đầu tư lấy view sông làm điểm nhấn trong các đợt mở bán.
Tại quận 7, cũng có rất nhiều dự án ven sông như River Panorama sát bờ Kênh Tẻ; Dự án The Elysium của Sacom, Dự án Jamona Golden Silk do Sacomreal làm chủ đầu tư, hay River City của Công ty Phát Đạt làm chủ đầu tư… nằm ven sông Sài Gòn.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến siêu dự án 3 mặt tiền sông Sài Gòn là Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và khu nhà ở đô thị quy mô 117 ha tại phường Phú Thuận (quận 7). Dự án này được Vạn Thịnh Phát mua lại của Công ty cổ phần Tập đoàn Sài Gòn Peninsula từ năm 2016 để phát triển dự án bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 6 tỷ USD. Tuy nhiên, đã 1 năm trôi qua kể từ khi về tay chủ mới, đến nay, dự án này vẫn chưa thể triển khai…
Bất động sản ven sông sẽ lên ngôi năm 2018 |
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, xu thế hiện nay của thị trường địa ốc TP.HCM là tích hợp nhiều tiện ích và thân thiện môi trường, trong đó các dự án nằm ven sông sẽ mang lại một giá trị không chỉ ở thẩm mỹ, mà còn ở cả về phong thủy cho khách hàng sinh sống.
Đến những dòng sông nhân tạo
Thực tế cho thấy, những dự án nào tọa lạc cạnh sông, ngòi đều được bán rất tốt. Vì vậy, thiết kế của nhiều dự án đều thể hiện hệ thống bến thuyền và khu công viên ven sông. Đơn cử, những dự án tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An chỉ nằm cạnh một con kênh nhỏ và bị bồi đắp rất nhiều, nhưng khi thiết kế dự án chào bán, chủ đầu tư vẽ ngay một hệ thống sông trong xanh cùng bến cảng du thuyền với chiều rộng lên tới 30 m.
Tại quận Thủ Đức, một dự án nằm vùng lõi nhưng để tạo ra một cảnh quan đẹp, chủ đầu tư đã dành quỹ đất xuyên tâm dự án hơn 100 ha của mình làm một hệ thống sông nhân tạo để tạo ra một con sông quanh dự án cho cư dân có thể hưởng không khí trong lành sông nước.
Theo nhiều chuyên gia, năm 2018 là thời điểm của bất động sản xanh, bất động sản có yếu tố thiên nhiên. Những dự án này sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực bờ Tây và bờ Nam sông Sài Gòn như khu Thủ Thiêm (quận 2). Ngoài ra, khu Nam Thành phố cũng sẽ là tâm điểm khi được đánh giá có lượng sông ngòi kênh rạch nhiều nhất Thành phố.
Đặc biệt, ngoài những dự án ven sông được phát triển, thì 2018 cũng là năm mà giới đầu tư cho rằng sẽ săn được nhiều quỹ đất ven sông hơn bằng nhiều hình thức, đơn cử như cách Trung Nam Group đang làm đó là phát triển dự án BT cho TP.HCM và đổi quỹ đất ven sông để phát triển dự án.
Ngoài ra, năm 2018 TP.HCM sẽ tiến hành di dời hàng ngàn hộ dân sông quanh hơn 20 con sông, kênh rạch, như Kênh Tàu Hũ, quận 8, kênh xuyên tâm tại quận Bình Thạnh, hay những kênh tại quận 7… vì đang gây ô nhiễm môi trường rất lớn khi đổ rác thải xuống các con kênh, dòng sông này.
Để có vốn di dời, đầu năm 2017, lãnh đạo UBND TP.HCM phát đi thông báo kêu gọi doanh nghiệptham gia theo bình thức BT. Theo đó, doanh nghiệp tiến hành đền bù giải tỏa, xây dựng khu tái định cư cho người dân và được cấp đất ven kênh xây dự án bất động sản.
“Với chủ trương trên của Thành phố, lượng doanh nghiệp xin đầu tư khá đông, sức cạnh tranh cũng cao, vì giờ đây thâu tóm quỹ đất bằng hình thức BT đang là ưu tiên số 1”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Việt Gia Phú, một công ty con của Công ty Địa ốc Vietcomreal cho biết.
Còn theo ông Hà Văn Thiện, Giám đốc Khối đầu tư, xây dựng, Công ty Trần Anh Group, Công ty đang có 4 dự án bất động sản ven sông tại TP.HCM và cả 4 đều có lượng giao dịch rất tốt nhờ vào lợi thế ven sông. Chính vì vậy, ưu tiên số 1 trong việc săn quỹ đất của Trần Anh Group thời gian tới là quỹ đất ven sông hoặc ven kênh.
Ông Thiện cũng cho biết, để có thể sở hữu một quỹ đất bên sông tại TP.HCM là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, view sông, hồ, kênh rạch đang là một tiêu chí làm giá trị bất động sản tăng thêm 10-20%. Điều này thực sự kích thích các chủ đầu tư và dù khó đến mấy, họ cũng phải săn bằng được quỹ đất làm dự án.